Thành phần, tác dụng của Ngưu bàng tử và các bài thuốc chữa bệnh

Cây ngưu bàng thường sống trên núi cao

Ngưu bàng tử, một trong những vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần hoạt chất, tác dụng của Ngưu bàng tử đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, ứng dụng.

1. Tổng quan về dược liệu Ngưu bàng tử

ngu-bang-2

  • Tên khoa học: Arctium lappa L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Tên gọi khác: Thục ngưu bàng, Thử niêm tử, Đại lực tử, Đại đao tử, Hắc phong tử…
  • Bộ phận dùng làm dược liệu: Quả của cây Ngưu bàng còn gọi là Ngưu bàng tử.
  • Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn, quy vào kinh Phế, Vị.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây Ngưu bàng là một loại cây thân thảo lớn, có chiều cao từ 1-2m, thân phân nhiều cành. Gọi là Ngưu bàng vì cây có hình dáng sần sùi, xạm như da trâu.

Cây Ngưu bàng sống hàng năm, có cây sống trên 2 năm. Cây ưa ẩm, ưa sáng, nhiệt độ sinh trưởng từ 15-18 độ C, thích hợp với khí hậu nhiệt đới núi cao. Cây trồng từ hạt, cho quả nhiều trong năm đầu, khi quả già cả cây sẽ lụi tàn.

Cây ngưu bàng thường sống trên núi cao
Cây ngưu bàng thường sống trên núi cao

Lá hình tim, phiến lá to, đường kính khoảng 45-50cm, có phủ lông trắng, mép lá gợn sóng, có răng cưa, cuống dài. Hoa có màu hơi tím, mọc ở đầu cành. Hoa Ngưu bàng nở vào khoảng tháng 6-7, ra quả vào tầm tháng 7-8. Quả Ngưu bàng nhỏ, bế thuôn, gần như hình trứng, hơi cong, có màu xám nâu và chấm đen. Ngoài ra, quả còn có túm lông, dễ bám dính vào quần áo.

Phân bố

Ngưu bàng tử bản địa có nguồn gốc từ Nam  u hoặc Tây Á. Hiện nay, cây đã di thực khắp nơi trên thế giới từ các quần đảo ở Anh, Nga qua Ấn Độ, Nepal đến Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Ở Việt Nam, Ngưu bàng tự nhiên được phát hiện nhiều ở những vùng núi cao như: Sapa, Lai Châu, Lào Cai…

Thu hoạch và sơ chế

Quả ngưu bàng là bộ phận được dùng làm dược liệu
Quả ngưu bàng là bộ phận được dùng làm dược liệu

Thời điểm thu hái quả thường vào tháng 8-9. Quả chín sau khi thu hoạch đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản để dùng dần.

Khi dùng nên đạp nhỏ, giã nát, có thể dùng sống hoặc sao vàng. Dược liệu có vị đắng, hơi cay, khi nếm có cảm giác tê đầu lưỡi.

2. Thành phần, hoạt chất của Ngưu bàng tử 

ngu-bang-4

banner zhealth phòng chống cúm A

Theo nghiên cứu, toàn cây Ngưu bàng có thành phần, hoạt chất khá đa dạng và phong phú: 

  • Ngưu bàng tử (quả chín): Chứa tới15-20% chất béo, gồm các acid stearic, acid panmitic, aicd oleic… Cùng với đó là các glucozid, acttin, alkaloid…
  • Ngưu bàng căn (rễ cây): Chứa lượng lớn chất xơ thực vật inulin (57-70%). Cùng với rất nhiều hợp chất như: glucoza (5-6%), chất béo (0,4%), polyacetylene, acid acetic, men peroxidase, chất đắng, nhựa, chất nhầy, muối kali…
  • Lá Ngưu bàng tử: Có chứa men oxydara rất mạnh.

3. Tác dụng dược lý của Ngưu bàng tử 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Ngưu bàng tử có nhiều tác dụng dược lý khác nhau, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, khí huyết, hệ bài tiết. 

  • Tác dụng theo Y học cổ truyền

Ngưu bàng tử có vị đắng, hơi cay, tính hàn (một số tài liệu ghi là tính bình). Quy kinh vào Phế và Vị. 

Công dụng chính là: Lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, giải trừ phong nhiệt, giải cảm mạo, bổ phế,  thông hầu họng, thông phổi, giảm đau, làm mọc ban chẩn, giảm sưng viêm, sát trùng,…

Ngưu bàng tử được Đông y dùng làm dược liệu chủ trị các bệnh như: Tiêu tiểu không thông lợi, tiểu rắt, cảm số, cổ họng sưng đau, ho đờm, mụn nhọt,…

  • Tác dụng theo Y học hiện đại

Nghiên cứu của Y học hiện đại dựa trên các thành phần, hoạt chất của Ngưu bàng tử cho thấy dược liệu này có khả năng kháng virus, kháng khuẩn và có tác dụng tốt với một số bệnh về đường tiết niệu, khí huyết.  

Nhiều tác dụng dược lý của ngưu bàng tử đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh
Nhiều tác dụng dược lý của ngưu bàng tử đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh

Kháng virus: Một số nghiên cứu và phân tích nước sắc Ngưu bàng tử cho thấy khả năng ức chế virus HIV, gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Hiệu quả ức chế sinh trưởng với virus HIV ngoài cơ thể người đạt 97-100%. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn còn đang được nghiên cứu thêm. 

Kháng khuẩn: Thuốc sắc, chưng cất từ Ngưu bàng tử cũng có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn Staphyloccocus aureus Rosenbach và một số loại nấm gây bệnh trên da, hay bệnh lý đường hô hấp. 

Lợi niệu: Ngưu bàng tử ức chế protein niệu, giúp hỗ trợ các vấn đề về bệnh lý thận, cải thiện chỉ số sinh hóa huyết thanh, hỗ trợ các trường hợp tiêu tiểu không thông lợi, tiểu rắt nhiều lần, buốt khi tiểu. 

Đường huyết và gan: Rễ Ngưu bàng tử giúp làm giảm lượng glucose trong máu, tăng glycogen trong gan, giúp cho việc hạn chế các bệnh về tim mạch, cân bằng việc chuyển hoá glucose và glycogen, bảo vệ gan khỏe mạnh. 

Các tác dụng khác: Giải cảm sốt, giải độc, hỗ trợ điều trị sởi, bản chẩn,…

4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ Ngưu bàng tử 

Ngưu bàng tử là dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y và các bài thuốc dân gian. Với nhiều công năng, tác dụng cũng như độ an toàn của dược liệu, nhiều bài thuốc từ Ngưu bàng tử đến nay vẫn được dùng nhiều để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.  

Một số bài thuốc chữa bệnh kết hợp với Ngưu bàng tử đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Một số bài thuốc chữa bệnh kết hợp với Ngưu bàng tử đến nay vẫn còn nguyên giá trị

Bài thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho đờm 

  • Đơn thuốc: Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa, Đạm đậu xị, Liên kiều (mỗi vị 8-12g); Trúc điệp, Cát cánh, Bạc hà (mỗi vì 6-12); Cam thảo (4g). 
  • Cách dùng: Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước uống, chia uống 2-3 lần/ngày. 

Bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng ngứa 

  • Đơn thuốc: Ngưu bàng tử, Bạch cương tàm, Huyền sâm, Bạc hà (mỗi vị 18g)
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc nghiền nhỏ, sắc uống. Mỗi lần sắc khoảng 11g.

Bài thuốc chữa đau đầu, đau cổ gáy, đau răng do phong nhiệt

  • Đơn thuốc: Ngưu bàng tử, Kinh giới, Sơn chi, Nguyên sâm, Bạc hà, Đơn bì, Thạch hộc, Hạ khô thảo ( mỗi vị khoảng 12g).
  • Cách dùng: Tất cả dược liệu đem sắc lấy nước uống. Chia uống 2-3 lần/ ngày. (Bài thuốc Ngưu bàng giải cơ thang – Theo Dương khoa tâm đắc tập).

Bài thuốc chữa sưng đau họng, viêm amidan

  • Đơn thuốc: Ngưu bàng tử (16g), Phòng phong (12g), Kinh giới (8g),  Đại hoàng (6g), Bạc hà (4g), Cam thảo (4g). 
  • Cách dùng: Tất cả dược liệu đem sắc uống, chia 2-3 lần/ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Ngưu bàng tử 

  • Những người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu, bài thuốc. 
  • Người đang bị tiêu chảy, lạnh bụng, tay chân lạnh nên hạn chế sử dụng. 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú lưu ý khi sử dụng dược liệu này. 

Ngưu bàng tử không chỉ là dược liệu quý trong Đông y, mà ngày nay còn được ứng dụng trong nhiều sản phẩm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, hỗ trợ điều trị bệnh. 

zhealth
Siro Zhealth – Bổ phế, tăng sức đề kháng phát triển từ bài thuốc Ngân Kiều Tán

Siro Zhealth (Zét Heo, Zi Heo, Z Heo), một trong những sản phẩm siro bổ phế, giảm ho cảm với sự kết hợp của Ngưu bàng tử và 12 loại thảo dược nổi tiếng (gồm: Kim ngân hoa, xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng, cát cánh, liên kiều, đạm đậu xị, bạc hà, tỏi đen, đạm trúc điệp, kinh giới tuệ, cam thảo). 

Zhealth là sự lựa chọn của nhiều người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm amidan, hen phế quản, viêm phổi, cảm cúm, ho sốt, viêm mũi họng,… 

Sản phẩm Zhealth được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Grow Green AZ, hiện đã có mặt tại các nhà thuốc. Nếu bạn không tìm thấy địa điểm mua thuận tiện, hãy liên hệ hotline: 0979-726-116 để được tư vấn trực tiếp hoặc https://zhealth.vn/ để mua hàng chính hãng. 

Giá niêm yết: 159.000đ/hộp
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:
Áp dụng đến 30/4/2024
KHÁCH HÀNG MỚI
  • MUA 1, 2 hộp giá niêm yết + thu ship 20k
  • MUA 3 HỘP giảm 17k + freeship
  • MUA 4 HỘP TẶNG 1 zhealth + freeship

KHÁCH HÀNG CŨ

  • MUA 1, 2 hộp giá niêm yết + thu ship 20k
  • MUA 3, 4 HỘP TẶNG 1 HỘP zhealth + freeship
  • MUA 5 HỘP TẶNG 2 HỘP zhealth + freeship

Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây



[dynamictext your-url "CF7_URL"]

Tư vấn cảm cúm 24/7 AZ
1
Chuyên gia tư vấn?