Hơn 2000 ca nhiễm cúm A tại các tình thành phía Bắc được các bệnh viện ghi nhận trong thời gian gần đây. Cúm A có nguy hiểm không? Cúm A có lây không và làm sao để phòng bệnh cúm A là vấn đề cần biết trước tình hình dịch cúm A bùng phát bất thường hiện nay.
Cúm A là bệnh gì?
Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây nên bởi các chủng virus cúm A như: A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Ngoài virus cúm A thì còn virus cúm B, C cũng là nguyên nhân gây nên bệnh cúm mùa.
Virus cúm A thường trú ẩn trên một số loại gia cầm như gà, vịt, chim hoặc động vật có vú, lợn,… và có thể nhanh chóng lây sang người.
Bệnh cúm A thường xảy ra khi thời tiết giao mùa hoặc vào các mùa lạnh, mùa đông – xuân. Hiện nay, cúm A đang có dấu hiệu bùng phát diện rộng, vì vậy, việc nắm được những kiến thức về triệu chứng bệnh cúm A, hay các chăm sóc, điều trị cúm A tại nhà, phòng bệnh cúm A là điều vô cùng cần thiết.
Cúm A khác cúm thường như thế nào?
Cúm A | Cúm thường |
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp | Tổ hợp triệu chứng ở đường hô hấp trên |
Chủng virus cúm A gây ra: A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9 | Do hơn 200 loại virus gây ra, phổ biến nhât là virus Rhinovirus |
Triệu chứng: Sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt (sốt cao), có thể co giật khi sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ,… | Triệu chứng: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, |
Triệu chứng ban đầu nhẹ, nếu không được điều trị kịp thời có thể trở nặng, có khả năng gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. | Triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi sau vài ngày và ít gây ra các biến chứng nguy hiểm |
Lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, dịch tiết mũi họng, khi ho, hắt hơi
Lây từ động vật sang người Lây từ người sang người Lây từ việc tiếp xúc với vật nhiễm bệnh |
Lây truyền qua đường hô hấp
Lây từ người sang người Lây từ việc tiếp xúc với vật bị nhiễm bệnh |
Cúm A nguy hiểm như thế nào?
Bệnh cúm A có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường, bệnh cúm có thể tự khỏi sau 5-10 ngày ở những người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, bệnh lại dễ lây lan và trở nặng ở những đối tượng như trẻ em (dưới 5 tuổi), phụ nữ mang thai, người già sức khỏe yếu, người lớn mắc bệnh mãn tính, sức đề kháng kém.
Cúm A có nguy hiểm hay không cũng cần được xem xét ở từng chủng virus khác nhau.
Cúm A/H1N1: Còn gọi là “cúm lợn” vì virus đầu tiên phát hiện có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên virus này cũng xuất hiện và lây lan trên cả lơn, chim và người. Cúm A/H1N1 tuy không nguy hiểm như các chủng khác nhưng khi không được điều trị sớm có thể gây viêm phổi nặng, bội nhiễm, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong.
Cúm A/H5N1: Còn gọi là “cúm gia cầm” bởi virus kí sinh ở các gia cầm như gà, vịt, các loài chim di cư. Cúm A/H5N1 khi không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phế quả, bệnh tai-mũi-họng, bội nhiễm đường hô hấp, suy đa tạng, hạ đường huyết, viêm màng tim, viêm cơ tim, phù não, viêm màng não lympho,…
Cúm A/H3N2: Lây nhiễm qua lại giữa chim, lợn và người. Đây là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất, người bệnh không bị nguy hiểm đến tính mạng vì các triệu chứng cúm nhưng có khả năng tử vong vì biến chứng nó. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A/H3N2 là hội chứng Reye, gây sưng tấy trong gan và não, đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ từ 2-16 tuổi. Khi các triệu chứng của cúm tưởng như giảm dần, trẻ lại đột nhiên buồn nôn, nôn mửa. Đến 1-2 ngày sau, trẻ có thể chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra các biến chứng khác có thể xảy ra như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim,…
Cúm A/H7N9: Được tìm thấy ở gia cầm, chim và thủy cầm. Chủng virus A/H7N9 được nhận định là có độc lực cao, tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch. Bệnh có thể gây triệu chứng suy hô hấp như: tím môi, khó thở, thở gấp. Khi không được điều trị kíp thời và chuyển nặng có thể gây thiểu niệu hoặc vô niệu, suy tim, phù, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…
Hiện nay, các chủng virus này đều đã có vắc – xin phòng ngừa nên đã trở thành căn bệnh phổ biến và ít nguy hiểm hơn, có thể điều trị khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sớm vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm kể trên và nguy hiểm đến tính mạng.
Cúm A có bị lây không và lây qua những đường nào?
Bệnh cúm A là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan và lây lan với tốc độ nhanh. Các virus cúm A thường tìm thấy ở một số gia cầm, động vật và có thể lây từ động vật sang người khi tiếp xúc và thông qua đường hô hấp. Ví dụ, khi tiếp xúc với lông, phân gia cầm bị bệnh mà không rửa tay sát khuẩn, đã chạm lên mũi, miệng.
Bệnh cũng có thể lây từ người sang người (chủ yếu hiện nay) qua không khí chứa các giọt bắn của người nhiễm virus khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus cúm A trên đó.
Ở các môi trường tập trung đông đúc như trường học, nhà trẻ, bệnh viện,… nếu có trường hợp mắc cúm, bệnh sẽ rất dễ lây lan. Vì vậy, hãy tránh tiếp xúc nơi đông người hoặc đeo khẩu trang, sát khuẩn để hạn chế lây bệnh.
Cách phòng bệnh cúm A chung
Theo thống kê của CDC Hà Nội, số ca mắc cúm A 4 tháng đầu năm chỉ khoảng 400 ca, nhưng đột ngột tăng mạnh vào tháng 6, 7 với hơn 2000 ca nhiễm. Hiện tại, một số bệnh viện tuyến cuối cũng ghi nhận sự gia tăng của bệnh cúm A.
Vì vậy, hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cúm A theo khuyến cáo của các chuyên gia như dưới đây:
- Đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, sau khi ho, hắt hơi. Súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch sát khẩn.
- Vệ sinh môi trường, nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng, lau chùi đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết hay tập trung đông người, khu vực đang có dịch cúm.
- Khi cần tiếp xúc nguồn bênh cần trang bị phòng hộ như đeo kính, khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng thịt gia cầm, gia súc chết, bệnh, không rõ ngườn gốc. Nấu chín kỹ thức ăn.
- Khi có các triệu chứng cúm như: sốt, ho, sổ mũi, đau nhức đầu,… cần thực hiện cách ly và nghỉ ngơi, uống thuốc điều trị triệu chứng. Nếu phát hiện biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
- Tiêm vắc xin cúm hàng năm theo đúng độ tuổi là cách tốt nhất để phòng tránh bị bệnh.
- Tăng sức khỏe với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và tập thể dục thể thao hàng ngày.
Tăng sức đề kháng phòng bệnh cúm A
Bệnh cúm A có thể tự hết sau vài ngày nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, vì vậy, hãy chủ động tăng sức đề kháng để phòng bệnh.
Bên cạnh việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ, tập thể dục và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế chất kích thích gây suy giảm đề kháng thì có nhiều sản phẩm thảo dược giúp tăng đề kháng tự nhiên người có thể bổ sung trước hoặc trong khi bị bệnh để sớm phục hồi.
Siro Zhealth chiết xuất từ 12 vị thảo dược tự nhiên gồm: Xuyên tâm liên, kim ngân hoa, liên kiều, cát cánh, thanh cao hoa vàng, đạm đậu xị, đạm trúc diệp, kinh giới tuệ, cam thảo, bạc hà, tỏi đen, ngưu bàng tử là một trong những sản phẩm hỗ trợ miễn dịch đường hô hấp do Viện Y Học Bản Địa nghiên cứu.
Với các thành phần thảo dược chủ yếu tác dụng vào hệ hô hấp, giúp giảm ho, tiêu đờm, kháng viêm, kháng khuẩn, điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng Zhealth giúp giảm nhanh các triệu chứng cúm mùa và phục hồi thể trạng cho người bệnh.
Đặc biệt, sản phẩm có khả năng bất hoạt virus, ức chế các nguồn bệnh phát triển và gây lây lan diện rộng trong cơ thể nên giảm được tối đa nguy cơ bệnh nặng và biến chứng.
Siro Zhealth do công ty TNHH Grow Green AZ phân phối độc quyền. Mọi thắc mắc về sản phẩm vui lòng gửi tin nhắn hoặc gọi Hotline: 096.6655.990
Số lượng | Niêm yết | KM giá | Tiết kiệm |
1 | 159.000 | 159.000 | |
2 | 318.000 | 318.000 | |
3 | 477.000 | 437.000 | 40.000 |
6 | 954.000 | 870.000 | 84.000 |
Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.