Bạn đang trằn trọc mỗi đêm vì những cơn ho kéo dài không dứt? Đừng quá lo lắng – bài viết này sẽ chỉ cho bạn 14 Cách trị ho về đêm cho người lớn tại nhà đơn giản, an toàn, dễ áp dụng nhưng vô cùng hiệu quả.
Vì sao người lớn thường bị ho về đêm?
Hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để tìm ra cách trị ho về đêm cho người lớn hiệu quả và đúng hướng.
- Chảy dịch mũi sau.
- Cảm lạnh, viêm họng, cúm.
- Dị ứng, hen suyễn.
- Trào ngược dạ dày (GERD).
- Không khí khô .
- Hút thuốc lá.
Trị ho về đêm cho người lớn tại nhà bằng mẹo dân gian
1. Mật ong pha nước ấm
Mật ong là một nguyên liệu “vàng” trong dân gian với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu cổ họng bị kích ứng, giảm ho nhanh chóng và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ khi ho về đêm.
Một công bố 2013 cho thấy rằng một liều mật ong trước khi đi ngủ giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho, đồng thời cải thiện giấc ngủ của cả trẻ em và cha mẹ.
Nguyên liệu:
-
1–2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
-
200ml nước ấm (khoảng 40–50°C)
Cách làm & sử dụng:
-
Hòa mật ong vào nước ấm, khuấy đều.
-
Uống trước khi ngủ khoảng 20–30 phút.
-
Có thể uống 1–2 lần/ngày nếu ho kéo dài.
Lưu ý: Không dùng cho người bị tiểu đường hoặc dị ứng với mật ong. Không pha với nước sôi để tránh mất chất.
2. Trà gừng – Làm ấm cơ thể, tiêu viêm, giảm ho hiệu quả
Gừng có tính ấm, chứa hợp chất gingerol giúp kháng viêm, làm dịu cơn ngứa rát cổ họng và giảm tần suất cơn ho. Uống trà gừng ấm vào buổi tối giúp dễ ngủ và giảm ho rõ rệt.
Nguyên liệu:
- 3–4 lát gừng tươi
- 200ml nước sôi
- 1 thìa cà phê mật ong (tùy chọn)
Cách làm:
- Đun sôi nước, cho gừng vào để trong 5–10 phút.
- Có thể thêm mật ong khi trà nguội bớt.
Liều dùng: 1–2 ly/ngày, uống khi còn ấm.
Lưu ý: Người bị đau dạ dày nên hạn chế dùng gừng khi đói.
3. Chanh đào ngâm mật ong

Chanh đào có nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng, kết hợp với mật ong để làm dịu cổ họng và hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, ho đêm dai dẳng.
Nguyên liệu:
-
1 kg chanh đào
-
1 kg mật ong nguyên chất
-
0.5–1 kg đường phèn
-
1 hũ thủy tinh sạch 1,5–2 lít
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch chanh đào rồi cắt chanh thành từng lát mỏng, giữ cả vỏ và hạt.
Bước 2: Xếp vào hũ: 1 lớp chanh → 1 lớp đường phèn → rưới mật ong lên → lặp lại đến khi hết.
Bước 3: Đảm bảo chanh ngập trong mật ong để không bị mốc.
Bước 4: Đậy kín nắp, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng. Sau khoảng 2 tuần là dùng được. Có thể để lâu dài.
Cách dùng: Lấy 1–2 thìa nước chanh mật ong, pha với nước ấm và uống vào buổi tối trước khi ngủ hoặc có thể lấy 1 lát chanh trong hũ ngậm từ từ.
Lưu ý: Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
4. Lá húng chanh chưng tắc (quất) và mật ong

Húng chanh chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh như cavaron, giúp tiêu đờm, giảm ho, long đờm hiệu quả. Khi kết hợp với tắc (quất) và mật ong, hỗn hợp này giúp giảm cơn ho về đêm một cách tự nhiên, lành tính. Đây là cách trị ho về đêm cho người lớn được nhiều người tin dùng.
Nguyên liệu:
-
10–15 lá húng chanh
-
1–2 quả tắc (quất)
-
2 thìa mật ong
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá húng chanh và cắt đôi tắc.
Bước 2: Cho vào chén, thêm mật ong rồi hấp cách thủy khoảng 15–20 phút.
Bước 3: Lọc lấy nước cốt (có thể ăn cả cái nếu thích).
Cách dùng: Uống 1–2 lần/ngày, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 3–5 ngày.
Lưu ý: Không dùng phương pháp này cho người đang bị tiêu chảy.
5. Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm là cách đơn giản mà hiệu quả để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và cổ họng, giúp giảm kích ứng và hạn chế các cơn ho kéo dài khi ngủ.
Nguyên liệu:
-
1 thìa cà phê muối
-
1 cốc nước ấm
Cách làm:
Bước 1: Hòa tan muối trong nước ấm (khoảng 40°C).
Bước 2: Dùng để súc miệng trong 30 giây, sau đó súc họng trong 30 giây nữa.
Bước 3: Nhổ bỏ, không được nuốt.
Cách dùng: Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày: sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ.
Điều chỉnh môi trường ngủ đẻ trị ho về đêm
6. Giữ độ ẩm ổn định trong phòng
Không khí khô – đặc biệt vào mùa lạnh hoặc khi sử dụng máy lạnh – có thể làm khô niêm mạc họng, khiến bạn dễ bị kích ứng và ho nhiều hơn về đêm. Hãy:
-
Dùng máy tạo độ ẩm để giữ mức độ ẩm phòng ở khoảng 40–60%.
-
Nếu không có máy, bạn có thể đặt một chậu nước nhỏ hoặc khăn ướt treo gần đầu giường để bổ sung độ ẩm tự nhiên.
-
Tránh để phòng quá bí, nên mở cửa sổ vào ban ngày để không khí lưu thông tốt hơn.
7. Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, tránh các tác nhân gây dị ứng
Các hạt bụi mịn, phấn hoa, lông thú cưng hay nấm mốc đều có thể là nguyên nhân gây ho dai dẳng về đêm, nhất là với người có cơ địa nhạy cảm. Bạn nên:
-
Giặt chăn, ga, gối ít nhất 1 lần/tuần bằng nước nóng để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.
-
Hút bụi định kỳ sàn nhà, rèm cửa, đặc biệt nếu có thảm lót sàn.
-
Hạn chế nuôi thú cưng trong phòng ngủ nếu bạn dễ bị dị ứng.
8. Tư thế ngủ và cách kê gối đúng cách

Nằm ngửa với gối quá thấp khiến dịch nhầy và axit trong dạ dày dễ trào lên cổ họng, gây kích ứng ho về đêm. Giải pháp:
-
Kê cao đầu và vai khoảng 15–20cm bằng cách dùng gối cao hoặc gối hình nêm.
-
Tránh nằm nghiêng quá nhiều về một phía nếu bạn có tiền sử trào ngược hoặc viêm xoang.
9. Kiểm soát nhiệt độ và mùi hương trong phòng
Phòng ngủ nên có nhiệt độ ổn định từ 26–28°C, tránh để quá lạnh vì có thể làm khô cổ họng. Ngoài ra không nên dùng các loại tinh dầu có mùi nồng hoặc nến thơm dễ gây kích ứng mũi, cổ họng.
10. Giữ ấm cơ thể khi ngủ
Giữ ấm vùng cổ, ngực và bàn chân khi ngủ, đặc biệt vào những hôm trời lạnh, có gió hoặc chuyển mùa. Có thể sử dụng khăn choàng mỏng, mặc áo dài tay, hoặc dùng túi sưởi để hỗ trợ giữ nhiệt.
11. Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá
Khói thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài trong môi trường sống hàng ngày.
Nếu bạn đang hút thuốc, việc bỏ thuốc không chỉ giúp giảm ho mà còn hỗ trợ kiểm soát các bệnh dễ gây ho về đêm như trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay hen suyễn.
Một nghiên cứu được công bố trên European Respiratory Journal cho thấy sau 2 tuần bỏ thuốc, độ nhạy cảm của phản xạ ho được cải thiện đáng kể, cho thấy hệ thống hô hấp bắt đầu phục hồi chức năng bình thường .
Tốt nhất nên tránh xa khu vực có khói thuốc và nhắc nhở người thân không hút thuốc trong nhà – điều này sẽ giúp giảm tình trạng kích ứng đường hô hấp.
Trị ho về đềm cho người lớn với thuốc không kê đơn
Nếu bạn muốn trị ho về đêm tại nhà, một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, đặc biệt khi ho ảnh hưởng đến giấc ngủ.
12. Thuốc giảm ho
-
Dextromethorphan 15mg Tipharco: Giúp giảm ho khan, ho do kích ứng, giúp giảm tần suất ho về đêm.
-
Gencontuss: Thuốc kết hợp dùng để điều trị các triệu chứng do cảm cúm, dị ứng, sốt cỏ khô và một số bệnh về hô hấp khác.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh lý gan hoặc hô hấp nặng.
13. Thuốc long đờm
Nếu ho kèm theo đờm đặc, bạn nên dùng thuốc long đờm như
-
Acemuc (Acetylcysteine): Giúp làm loãng đờm, dễ tống đờm ra ngoài, cải thiện hô hấp.
-
Guaifenesin: Thường được kết hợp trong các sản phẩm trị ho có đờm.
Lưu ý: Không nên dùng thuốc long đờm vào buổi tối muộn để tránh tích tụ đờm gây khó thở khi ngủ
14. Thuốc kháng histamine
-
Clorpheniramin 4mg (DHG): Giúp giảm ho do dị ứng, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi.
Lưu ý: Thuốc có thể gây buồn ngủ, không nên sử dụng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Khi nào cần đi khám bác sĩ ?
Mặc dù nhiều trường hợp ho về đêm có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà, nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu sau:
Ho kéo dài hơn 5 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
Ho kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt khi đã sử dụng thuốc nhưng không giảm.
Sốt cao liên tục hoặc sốt kéo dài hơn 2-3 ngày.
Khó thở, thở khò khè, hoặc thở nhanh hơn bình thường.
Đau tức ngực hoặc cảm giác nặng ngực.
Ho ra máu hoặc đờm có màu bất thường như vàng, xanh hoặc lẫn máu.
Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.
Những cách trị ho về đêm cho người lớn tại nhà hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng ho, từ đó có được giấc ngủ sâu và ngon hơn mỗi đêm. Tuy nhiên, nếu áp dụng trong vài ngày mà không thấy chuyển biến, đừng chần chừ tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lê Thị Hồng Mai – Nhiên viên 10 năm kinh nghiệm công ty GGAZ
Nguồn tham khảo:
22 ways to relieve a nighttime cough
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319498