Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có 2 dạng

Bệnh COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh viêm phổi mãn tính do luồng khí từ phổi bị tắc nghẽn. Cùng Zhealth tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh COPD là gì, hướng điều trị COPD để phòng chống và cải thiện bệnh tốt nhất. 

Bệnh COPD là gì?

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là tình trạng niêm mạc đường thở bị viêm mạn tính làm suy giảm chức năng thông khí ở phổi. 

Khi mắc bệnh này, người bệnh thường cảm thấy khó thở kèm ho, đờm nhiều vì tình trạng sưng viêm khiến đường thở bị hẹp lại, trường hợp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp. Những người bị COPD có nguy cơ mắc kèm các bệnh như bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các tình trạng suy giảm sức khỏe khác.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có 2 dạng
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có 2 dạng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  (COPD) được phân thành 2 loại:

Viêm phế quản mạn tính: Tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, làm cho lớp lót trong các ống phế quản phổi bị sưng tấy và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy này là nguyên nhân gây hẹp đường thở.

Khí phế thũng: Tình trạng nhu mô phổi bị tổn thương và hủy hoạt khiến các túi phổi bị tổn thương, suy yếu và vỡ ra. Chúng chiếm lấy phần không gian trong phổi, gây giảm diện tích bề mặt phổi và giảm lượng oxy đi vào máu. Vì vậy, gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh COPD 

Theo phân tích của các chuyên gia có 2 yếu tố có thể là nguyên nhân gây viêm phổi tắc nghẽn:

  • Yếu tố nội tại, bẩm sinh như: Tình trạng thiếu hụt, khuyết tật gen (như thiết hụt men lpha 1 antitrypsin).
  • Yếu tố môi trường bên ngoài: Chịu sự tác động của khói thuốc lá, thuốc lào, khí thải, khí độc công nghiệp…  
Các yếu tố gây bệnh COPD có thể đến từ nội tại hoặc từ môi trường bên ngoài
Các yếu tố gây bệnh COPD có thể đến từ nội tại hoặc từ môi trường bên ngoài

Trong các yếu tố nói trên, hút thuốc lá chiếm hơn 90% các trường hợp mắc COPD. Đây được coi là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Những người hút trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có biểu hiện sớm hoặc muộn của bệnh COPD. Việc hút thuốc lá càng nhiều và thời gian càng dài thì khả năng mắc COPD càng cao. 

Có khoảng 10% số người mắc COPD mãn tính đợt cấp do tiếp xúc bụi nghề nghiệp. Những người thợ mỏ, công nhân xây dựng, công nhân kim khí, thợ dệt, nông dân,… là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản (khí độc, xi măng, than đá, bụi silic, thuốc trừ sâu,…).  Vì vậy có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn các nhóm nghề khác. 

Mặc dù bệnh COPD, nguyên nhân chính là do hút thuốc, nhưng nó đôi khi có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc, chẳng hạn như những người bị hen suyễn, di chứng lao phổi,  giãn phế quản,…).

banner zhealth phòng chống cúm A

Triệu chứng của bệnh COPD

Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh COPD – Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính ban đầu có thể bao gồm:

  • Cảm thấy khó thở, đặc biệt khi vận động thể chất
  • Tức ngực, thở khò khè
  • Ho và ho có đờm kéo dài
  • Sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại 
  • Cơ thể không có năng lượng
  • Giảm cân (ở giai đoạn sau)
  • Sưng phù nề chân, bàn chân, mắt cá chân
Các dấu hiệu bị mắc COPD cần chú ý
Các dấu hiệu bị mắc COPD cần chú ý

Các dấu hiệu bệnh COPD ban đầu thường không quá rõ ràng và đễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Tổn thương cũng chỉ xảy ra chủ yếu ở nhánh phế quản nhỏ, cho đến khi xuất hiện tổn thương phổi và tình trạng trở nên trầm trọng hơn người bệnh mới khám, xét nghiệm và phát hiện vấn đề. 

Khi trải quá các đợt cấp các biểu hiện bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp nặng người bệnh thậm chí phải nhập viện, điều trị kháng sinh, thở máy, corticoid…. Lúc này, không những chức năng hô hấp giảm sút mạnh mà thời gian sống còn cũng bị rút ngắn lại.

Vì vậy ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh cần sớm thăm khám để có phương pháp điều trị thích hợp. 

Đánh giá các cấp độ của bệnh COPD

Đánh giá các cấp độ của bệnh COPD thông qua đánh giá mức độ khó thở theo thang phân mức độ của tác giả Sadoul bao gồm: 

Cấp độ 0: Bị bệnh nhưng không khó thở khi leo cầu thang.

Cấp độ 1: Người bệnh bị khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên.

Cấp độ 2: Người bệnh khó thở đến nối khó leo dốc.

Cấp độ 3: Khó thở khi đi bộ bình thường trên đường bằng cùng người khác.

Cấp độ 4: Khó thở khi đi bộ bình thường, thường xuyên phải dừng để nghỉ.

Cấp độ 5: Khó thở khi thực hiện việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt.

Các phương pháp điều trị bệnh COPD

Bệnh COPD có chữa dứt điểm được không là câu hỏi của nhiều người khi phát hiện mình mắc phải căn bệnh này. 

Tổn thương phổi do COPD gây ra là vĩnh viễn, vì vậy bệnh sẽ không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, điều trị COPD càng sớm càng giúp người bệnh có cơ hội sống cao hơn, các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh. 

Các phương pháp điều trị COPD
Các phương pháp điều trị COPD

Các phương pháp điều trị COPD bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc và tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh COPD, vì vậy, để điều trị COPD việc đầu tiên là người bệnh cần ngừng hút thuốc và kết hợp thực hiện với các phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn. 

Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do hút thuốc lá, mà do các nguồn khí ô nhiễm khác, người bệnh cũng cần ngừng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đó. 

  • Ống hít và thuốc: 

Là các dụng cụ hỗ trợ việc thở dễ dàng hơn. Một số loại  thuốc được sử dụng cho bệnh nhân COPD để cải thiện tình trạng hô hấp bao gồm: các thuốc giãn phế quản và corticoid. Bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh để kê đơn. 

  • Kháng sinh: 

Kháng sinh được sử dụng khi người bệnh có các biểu hiện nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.

  • Các thuốc hỗ trợ: 

Thuốc long đờm, thực phẩm tăng dinh dưỡng và các thuốc điều trị các bệnh đồng cũng được dùng để người bệnh nhanh cải thiện triệu chứng, tăng sức để kháng.

  • Thở oxy, thở máy: 

Trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu suy hô hấp, người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ.

  • Phục hồi chức năng phổi: 

Thông qua các bài tập thể dục, tập thở, tập ho hiệu quả hay vỗ rung,… có thể giúp cải thiện và điều hòa quá trình hô hấp, cải thiện các triệu chứng khó thở của bệnh COPD. 

  • Phẫu thuật hoặc ghép phổi:

Đây là phương pháp phức tạp và khó khăn nhất, thường áp dụng cho một số ít người bệnh gặp phải tình trạng bóng khí lớn, biến chứng tràn khí màng phổi.

  • Thảo dược hỗ trợ cải thiện COPD

Cùng với các phương pháp nói trên, sử dụng siro thảo dược bổ phổi, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng phổi tắc nghẽn. 

Siro Zhealth với các thành phần thảo dược như Kim ngân hoa, Liên kiều, Xuyên tâm liên, Cam thảo, Cát cánh, Bạc hà, Thanh cao hoa vàng, Đạm trúc diệp, Đạm đậu xị, Kinh giới tuệ,… tác động đa diện đến sức khỏe và hệ hô hấp, giúp: 

  • Giảm ho đờm, thông phế khí
  • Phục hồi tổn thương tế bào mô phổi 
  • Kháng viêm, kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng 
  •  Giảm tình trạng hụt hơi, khó thở, đau tức ngực
  • Cân bằng và phục hồi hệ miễn dịch tự nhiên

benh-viem-phoi-tac-nghen-copd-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-chua-tri (1)

Nhờ đó, siro Zhealth góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và tăng sức khỏe hệ hô hấp, sức đề kháng cho cơ thể. Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên được phát triển theo bài thuốc Ngân kiều tán chuyên trị bệnh hô hấp trong Đông y, Zhealth là sản phẩm có thể sử dụng an toàn, lâu dài với những người mắc bệnh phổi mãn tính. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới,  bệnh COPD đứng thứ 3 trong các nguyên nhân bệnh tật gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tại Việt Nam chúng ta là nước có tỷ lệ mắc bệnh COPD khá cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thế nhưng số người có kiến thức và hiểu biết về bệnh lại rất ít. 

Bởi vậy, việc phòng ngừa sớm, điều trị và giảm ngừa tác động của bệnh COPD không chỉ cần phương pháp tốt mà cần cả sự lan tỏa thông tin, kiến thức đến với toàn dân. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó cho người thân, bạn bè để phòng ngừa bệnh COPD có thể xảy ra với những người thân của bạn. 

Bên cạnh đó, nhãn hàng Zhealth đang thực hiện chương trình PHỔI KHỎE – SỐNG VUI: TẶNG 1000 SIRO ZHEALTH BỔ PHẾ, TĂNG SỨC KHỎE PHỔI dành cho bệnh nhân COPD. Bạn có thể tham khảo thể lệ NHẬN QUÀ TẶNG và gọi đến hotline để được hỗ trợ.

Giá niêm yết: 159.000đ/hộp
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:
Áp dụng đến 11/7/2024
 
Số lượng Niêm yết KM giá Tiết kiệm
1 159.000 159.000  
2 318.000 318.000  
3 477.000 437.000 40.000
6 954.000 870.000 84.000

Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.



[dynamictext your-url "CF7_URL"]

Tư vấn cảm cúm 24/7 AZ
1
Chuyên gia tư vấn?