Vaccine (vắc – xin) là gì? Vaccine hoạt động như thế nào khi vào cơ thể?

Vaccine được coi là cứu tinh, mang lại hy vọng và bảo vệ con người trước nguy cơ dịch bệnh. Vậy vắc-xin là gì? Vắc xin được tạo ra như thế nào? Chúng hoạt động ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vắc-xin và công dụng của chúng.

 Vaccine là gì?

Vaccine là gì

Vaccine (vắc-xin) là chế phẩm mang tính kháng nguyên có nguồn gốc từ chính vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh nhưng đã được làm suy yếu để đảm bảo độ an toàn cần thiết. Hay nói cách khác, vắc – xin là chế phẩm từ virus đã được làm suy yếu.

Vắc – xin khi tiêm vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh kháng thể, tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại virus gây bệnh. Kháng thể này sẽ ghi nhận dữ liệu cấu trúc virus và bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus này trong tương lai.

Công dụng của Vaccine

Khi chủng ngừa (hay còn gọi là tiêm phòng vắc-xin), hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện vắc – xin như một vật thể lạ, vi sinh vật có khả năng gây bệnh, từ đó kích hoạt kháng thể tiêu diệt chúng đồng thời thu thập dữ liệu, ghi nhớ chúng và tạo ra “trí nhớ miễn dịch”.

Về sau, khi các tác nhân gây bệnh thật sự thâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận ra chúng và tấn công, tiêu diệt mầm mống gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn, khiến chúng không kịp phát triển, lây lan làm bệnh trở nặng.

Những người được tiêm chủng vắc – xin không chỉ được nâng cao khả năng kháng bệnh, mà còn tránh giảm được những di chứng do bệnh dịch gây ra.

Khi chương trình tiêm chủng được thực hiện rộng rãi sẽ giúp tạo nên hệ miễn dịch cho cộng đồng, tức là hầu hết mọi người trong cộng đồng đều miễn dịch với bệnh truyền nhiễm. Nhờ miễn dịch cộng đồng, một người có thể tiếp xúc với người mắc bệnh và không bị lây bệnh.

Làm thế nào để tạo ra vaccine?

 Vắc-xin được tạo ra bằng cách sử dụng chính virus hoặc vi khuẩn gây bệnh, nhưng đã được làm yếu đi, không có khả năng gây hại cho cơ thể. Một loại vắc – xin tạo ra sẽ phải trải qua các quá trình sau:

Bước 1: Tạo kháng nguyên

Quá trình tạo ra vaccine

banner zhealth phòng chống cúm A

Virus sẽ được phát triển trên các tế bào từ phôi (gà hoặc trứng thụ tinh), vi khuẩn được nuôi cấy trong lò phản ứng sinh học, để tối ưu hóa việc sản xuất ra kháng nguyên. Protein tái tổ hợp có nguồn gốc từ mầm bệnh có được có thể được tạo ra trong nấm men, vi khuẩn hoặc việc nuôi cấy tế bào.

Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên

Kháng nguyên sẽ được tách ra khỏi các tế bào và phân lập từ protein càng nhiều càng tốt để đưa vào quá trình tinh chất ra vắc – xin.

Bước 3: Thanh lọc kháng nguyên, tạo ra chế phẩm

Bằng các kỹ thuật tinh chế protein khác nhau, kháng nguyên được chọn lọc để tạo ra một sản phẩm có độ tinh khiết, chất lượng cao, hiệu quả tối ưu trong việc kích thích sản sinh kháng thể.

Bước 4: Bổ sung thành phần khác để vắc xin giữ được lâu nhất

Bước cuối cùng có thể bao gồm việc bổ sung một số tá dược, chất ổn định giúp tăng đáp ứng miễn dịch của người nhận đối với kháng nguyên và kéo dài thời gian bảo quản.

Bước 5: Đóng gói và bảo quản

Sau khi tạo ra được chế phẩm, vắc – xin được đưa vào lọ hoặc ống tiêm và niêm phong bằng nút chặn vô trùng. Quy trình sản xuất phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất vắc-xin.

Vaccine hoạt động như thế nào khi vào cơ thể?

Để hiểu về cơ chế hoạt động của vắc-xin trong cơ thể, cũng như cơ chế phòng và kháng bệnh của vắc-xin, chúng ta cần phải hiểu hệ thống miễn dịch làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh truyền nhiễm.

Hoạt động của hệ miễn dịch

Khi virus, vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt hàng loạt các tế bào phòng vệ để nhận diện và tiêu diệt chúng.

Điển hình là đại thực bào trong “đội quân tiên phong” tế bào bạch cầu, chúng làm nhiệm vụ canh gác, phát hiện và ra tay bắt gọn, tiêu diệt ngay khi mầm mống gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, nếu “kẻ địch” quá đông và mạnh, đại thực bào sẽ giải phóng Cytokine truyền tín hiệu để cơ thể kích hoạt các tế bào trung tính, tế bào tự nhiên tiêu diệt kẻ địch. Cùng với đó tế bào tua gai có nhiệm vụ thu thập thông tin của các kháng nguyên để đem về trung tâm hệ bạch huyết phân tích và chuẩn bị cho cuộc chiến cam go hơn.

Lúc này, hệ miễn dịch thích ứng bắt đầu hoạt động. Tại hạch bạch huyết (hạch lympho) có thể coi là trung tâm chỉ huy của hệ miễn dịch, có hai tế bào chính là Lympho T và Lympho B chúng như những người lính đặc nhiệm của cơ thể. Một số tế bào B còn gọi là  Helper T cell (tế bào B hỗ trợ) sẽ tiếp nhận thông tin kháng nguyên từ tế bào tua gai hoặc đại thực bào mang về. Sau khi nghiên cứu được “kẻ thù” và “bộ vũ khí thích hợp” chúng sẽ nhân bản lên hàng nghìn lần.

Tiếp đến, tế bào T và tế bào B sẽ phối hợp để tạo nên bộ máy sản xuất kháng thể để chiến đấu và tiêu diệt kháng nguyên. Tế bào B có thể sản xuất ra hàng triệu kháng thể trong một thời gian ngắn, đội quân này sẽ được gửi đến nơi các mầm bệnh gây hại và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, vẫn có một số tế bào T và tế bào B khác ở lại “hậu phương” làm nhiệm vụ ghi nhớ thông tin.

Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể tiêu diệt kháng nguyên, mầm mống gây bệnh
Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể tiêu diệt kháng nguyên, mầm mống gây bệnh

Toàn bộ cơ thể lúc này phải dồn năng lượng cho cơ thể hoạt động, vì vậy sẽ xảy ra các hiện tượng, sốt, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi gọi là “bị ốm”. Hiện tượng sốt là do cơ thể tự làm nóng để mầm bệnh khó hoạt động hơn, hỗ trợ cho quá trình các kháng thể tiêu diệt mầm bệnh.

Các kháng thể là các phân tử protein siêu nhỏ có khả năng bám xung quanh bề mặt virus, vi khuẩn và làm chúng bị tê liệt, vô hiệu hóa rồi tự chết hoặc bị tế bào khác giết chết.

Khi những kẻ xâm lăng bị xóa sổ, cuộc nhiễm trùng kết thúc, lúc này, các tế bào miễn dịch cũng đã hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ tự chết đi để nhường năng lượng cho các tế bào khác đã bị phá hủy phục hồi. Chỉ còn các tế bào T và tế bào B làm nhiệm vụ ghi nhớ ở “hậu phương” được giữ lại, chúng chính là bản ghi chép chi tiết về kẻ thù và cuộc chiến vừa diễn ra để củng cố cho hệ miễn dịch.

Đó là cách mà hệ miễn dịch thích ứng của cơ thể hoạt động để chống lại những virus, vi khuẩn, mầm mống gây bệnh và củng cố hệ miễn dịch. Nếu những kẻ thù vừa rồi lại tấn công cơ thể trong tương lai chúng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch đã có đầy đủ các thông tin về mầm bệnh, kỹ thuật tác chiến phù hợp.

Vaccine là chất xúc tác kích hoạt hệ miễn dịch thích ứng

Vậy Vắc – xin hoạt động thế nào trong cơ thể chúng ta? Vắc-xin chính là các kháng nguyên (mầm mống gây bệnh đã được làm suy yếu) có cấu trúc tương tự như virus, vi khuẩn khỏe mạnh.

Khi tiêm vắc – xin, cơ thể sẽ ghi nhận đó như một sinh vật lạ thâm nhập và nhanh chóng kích hoạt hệ thống miễn dịch, thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch tác chiến và tiêu diệt mầm bệnh như đã phân tích ở trên.

Nhờ đó hệ miễn dịch có được thông tin của mầm bệnh và khi những kẻ xâm lăng thực sự tấn công cơ thể, hệ miễn dịch đã có sự chuẩn bị để tiêu diệt kẻ thù nhanh gọn và dễ dàng hơn, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh có cơ hội chuyển biến nặng.

Xem video: Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Vaccine Covid – 19 và những điều cần biết

Hiện tại có 8 loại vắc – xin phòng chống Covid-19 được Bộ Y tế Việt nam phê duyệt và sử dụng trong chủng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra.

8 loại vaccine covid 19 bạn nên biết

Vaccine Abdala

  • Tên: CIGB-66
  • Nhà sản xuất: Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA – Cuba
  • Loại vắc-xin: Vắc-xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của vi-rút SARS-CoV-2.
  • Số mũi tiêm: 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 14 ngày
  • Tại Việt nam Vắc-xin này được tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tại Cuba vắc xin Abdala đã được tiêm cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ: Không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào khác so với các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc – xin như: Đau cơ, sưng tấy chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Mức độ hiệu quả: Hiệu quả của vaccine là 92.28% cho những người tiêm đủ 3 mũi tiêm.

Vaccine VeroCell /Vaccine Hayat-Vax hay Vaccine BBIBP của Sinopharm

  • Tên: BBIBP-CorV
  • Hãng sản xuất: Công ty Sinopharm thuộc Viện sản phẩm sinh học Bắc Kinh (Trung Quốc)
  • Loại vắc-xin:
  • Số mũi tiêm: gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 – 4 tuần.
  • Vắc-xin VeroCell được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra: Hầu như không xảy ra phản ứng phụ như các loại vắc-xin khác. Tuy nhiên, nếu có xảy ra phản ứng có thể bao gồm: Đau ở chỗ tiêm, sưng, cứng, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Mức độ hiệu quả: Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc-xin Vero Cell của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ 79%, phòng lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2, khi tiêm đủ 2 liều.

Vaccine Johnson & Johnson

  • Tên: JNJ-78436735
  • Nhà sản xuất: Công ty dược phẩm Janssen của Johnson & Johnson. Việt Nam.
  • Loại vắc-xin: Véc-tơ vi-rút
  • Số mũi tiêm: 1 mũi
  • Vắc-xin ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson’s Janssen được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ có thể gặp: Đau, mẩn đỏ, sưng tấy bắp tay, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.
  • Mức độ hiệu quả của vắc-xin: Vắc-xin Moderna đạt hiệu quả 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 đối với những người đã tiêm hai liều mà không bị nhiễm bệnh trước đó.

Vaccine Moderna/ Vaccine Spikevax 

  • Tên: mRNA-1273
  • Hãng sản xuất: ModernaTX, Inc (Hoa Kỳ)
  • Loại vắc-xin: mRNA
  • Số mũi tiêm: 2 mũi, cách nhau 28 ngày (một số người có hệ miễn dịch bị suy giảm nên tiêm 3 mũi)
  • Vắc-xin Moderna được khuyên dùng cho người từ 18 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau, mẩn đỏ, sưng tấy chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong 1 hoặc 2 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin.
  • Mức độ hiệu quả của vắc-xin: Vắc-xin Moderna đạt hiệu quả 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 với người tiêm 2 mũi không có triệu chứng nhiễm bệnh trước đó.

Vaccine Pfizer hay Vaccine BioNTech

  • Tên: BNT162b2
  • Hãng sản xuất: Pfizer, Inc. và BioNTech (Hoa Kỳ)
  • Loại vắc-xin: mRNA
  • Số mũi tiêm: 2 mũi, cách nhau 21 ngày. Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng có thể tiêm 3 mũi, ít nhất 28 ngày sau mũi tiêm thứ 2.
  • Vắc-xin Pfizer – BioNtech được khuyên dùng cho người từ 16 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau, mẩn đỏ, sưng tấy bắp tay tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong 1-2 ngày sau tiêm.
  • Mức độ hiệu quả: Các thử nghiệm lâm sàng với những người từ 16 tuổi trở lên cho thấy vắc-xin Pfizer-BioNTech (COMIRNATY) có hiệu quả đến 95% trong phòng ngừa Covid-19.

Vaccine Sputnik V

  • Tên: Gam-COVID-Vac
  • Nhà sản xuất: Phát triển Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya (Nga) và sản xuất bởi Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 – VABIOTECH (Việt Nam).
  • Loại vắc-xin: Véc-tơ vi-rút
  • Số mũi tiêm: 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiêu 21 ngày.
  • Vắc-xin Sputnik V được đánh giá tốt với những người từ 18 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ: Đau, sửng tấy, mẩn đỏ bắp tay tiêm, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau nhức cơ bắp, ớn lạnh, sốt, buồn nôn mức độ nhẹ, xảy ra khoảng 1-2 ngày sau tiêm. Ngoài ra, không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào khác.
  • Mức độ hiệu quả: Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin Sputnik V có hiệu quả bảo vệ khỏi virus gây bệnh lên tới 91,6 %, tỷ lệ này là 91,8% (với người trên 60 tuổi) và 98 % tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS CoV-2.

Vaccine Astrazeneca 

  • Tên: AZD1222
  • Hãng sản xuất: Phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca (Anh)
  • Loại vắc-xin: ChAdOx1 nCoV-19
  • Số mũi tiêm: 2 mũi, cách nhau 12 tuần.
  • Vắc-xin AstraZeneca được khuyên dùng cho người từ 18 tuổi trở lên.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau, sửng tấy, mẩn đỏ bắp tay tiêm, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau nhức cơ bắp, ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra từ 1-2 ngày sau tiêm, thưởng ở người trẻ nhiều hơn người lớn tuổi.
  • Mức độ hiệu quả: Vắc-xin AstraZeneca được đánh giá hiệu quả đến 90%. Kết quả theo dõi và nghiên cứu trên các tình nguyện viên cho thấy, hiệu quả 90% khi được tiêm thêm nửa liệu sau ít nhất 1 tháng kể từ khi tiêm đủ liều đầu tiên và hiệu quả phòng bệnh 62% khi tiêm hai liều đủ hàm lượng cách nhau ít nhất một tháng.

Vaccine NanocoVax 

  • Tên: NanocoVax
  • Hãng sản xuất: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen của Việt Nam phát triển.
  • Loại vắc-xin: Vắc-xin tiểu đơn vị (sử dụng protein gai tái tổ hợp của SARS-CoV-2 kết hợp với adjuvant là các hạt nhôm)
  • Số mũi tiêm: 2 mũi, liều thứ hai được tiêm sau liều đầu 21 ngày.
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau nhẹ tại chỗ tiêm, mệt mỏi sau tiêm, sốt nhẹ, các triệu chứng nhẹ hơn so với vắc – xin Pfizer và Moderna.
  • Mức độ hiệu quả: Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, khi so sánh khả năng sinh miễn dịch của nhóm người tiêm NanocoVax và nhóm đã khỏi COVID-19, ước lượng hiệu quả cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin là 90%. 

Những lưu ý trước khi đi tiêm và sau tiêm 

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra căng thẳng và phức tạp, việc tiêm phòng vắc – xin là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.

Như đã nói, các loại vắc-xin có thể gây ra tác dụng phụ nên bạn cần lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19

Trước khi tiêm vắc – xin Covid-19 bạn cần lưu ý:

Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết như (căn cước công dân, thẻ bảo hiểm, phiếu tiêm..); tuân thủ 5K khi đến tiêm chủng, cũng như chủ động tìm hiểu thông tin về các loại vắc-xin sẽ tiêm, liều tiêm, lịch tiêm để có thể xử trí tốt nhất các tình huống phát sinh. 

Khi tiêm chủng cần chủ động khai báo sức khỏe với nhân viên y tế:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại
  • Các bệnh mãn tính, bệnh nền đang được điều trị
  • Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với các lần tiêm vắc-xin
  • Tình trạng nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 nếu có
  • các loại vắc-xin đã tiêm hoặc uống trong 14 ngày qua
  • Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu có)

Sau khi tiêm vắc-xin bạn cũng cần lưu ý các điều sau:

Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để nhân viên y tế theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời nếu có các phản vệ sau tiêm.

Sau tiêm có thể có các triệu chứng như: Đau nhức cơ, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, sốt, ho, bồn chồn, tiêu chảy,…đó là các phản ứng bình thường của cơ thể để tạo ra hệ miễn dịch phòng bệnh.

Một số phản ứng nghiêm trọng sau tiêm rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm như: tê môi/lưỡi, phát ban, mẩn ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở học, thở dốc, khó thở,… Vì vậy, hãy chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo ngay với cơ sở y tế, bác sĩ theo dõi để xử lý kịp thời.

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau tiêm bạn nên: Bổ sung nước cho cơ thể, đảm bảo thời gian ngủ nghỉ hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đa dạng đặc biệt là các loại vitamin giúp tăng đề kháng cho cơ thể, kiêng và hạn chế các chất kích thích (bia, rượu, cafein,…). Trường hợp sốt, đau đầu, ho có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng.

Bổ sung Zhealth giúp tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh, hồi phục sức khỏe sau tiêm, sau điều trị
Bổ sung Zhealth giúp tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh, hồi phục sức khỏe sau tiêm, sau điều trị

Bên cạnh đó, có thể bổ sung siro Zhealth chiết xuất từ 13 loại thảo dược (Kim ngân hoa, Xuyên tâm liên, Thanh cao hoa vàng, Liên kiều, Cát cánh, Tỏi đen,…) là các dược liệu được Bộ Y tế khuyên dùng (trong các văn bản Hướng dẫn phòng và trị Covid-19 bằng các phương pháp y học cổ truyền) để hỗ trợ giảm ho cảm, phòng bệnh đường hô hấp và phục hồi sức đề kháng.

Giá niêm yết: 159.000đ/hộp
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:
Áp dụng đến 11/7/2024
 
Số lượng Niêm yết KM giá Tiết kiệm
1 159.000 159.000  
2 318.000 318.000  
3 477.000 437.000 40.000
6 954.000 870.000 84.000

Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.



[dynamictext your-url "CF7_URL"]

Tư vấn cảm cúm 24/7 AZ
1
Chuyên gia tư vấn?