Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào để chống lại tác nhân gây hại, bảo vệ cơ thể?

Hệ miễn dịch được coi là một trong những hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại cho cơ thể. Vậy hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hệ miễn dịch là gì, phân bố như thế nào?

Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, …).

Hệ miễn dịch là gì, phân bố như thế nào?
Hệ miễn dịch là gì, phân bố như thế nào?

Hệ thống miễn dịch được phân bố rải rác ở nhiều vị trí trong cơ thể như amidan hầu họng, hệ thống tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng trong mũi, họng và bộ phận sinh dục. Nhờ đó, hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh bằng cách nào?

Ở cơ thể con người tồn tại hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) và miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được). Hai loại miễn dịch này có mối liên quan trực tiếp tới nhau và cùng nhau tham gia vào cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Hai loại miễn dịch này liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, lồng ghép vào nhau để thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể.

1. Miễn dịch tự nhiên (Miễn dịch không đặc hiệu)

Hệ thống miễn dịch tự nhiên là hàng rào đầu tiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền. Nói cách khác, đó là khả năng tự bảo vệ của một cá thể có ngay từ lúc mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên của vật lạ. Trong nhiều trường hợp, miễn dịch tự nhiên là giai đoạn mở đầu cho miễn dịch thu được.

Hệ miễn dịch là gì? khả năng đề kháng của cơ thể

Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch tự nhiên gồm có:

●      Hàng rào vật lý

Da và các lớp niêm mạc chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

banner zhealth phòng chống cúm A

– Lớp tế bào ngoài cùng của da luôn được bong ra và đổi mới tạo ra một cản trở vật lý trước sự xâm nhập của kháng nguyên.

– Chất nhầy ở niêm mạc mũi; nước mắt, nước bọt; các vi nhung mao ở niêm mạch đường hô hấp chính là những hàng rào ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

●      Hàng rào hoá học

Khi kháng nguyên vượt qua được hàng rào da và niêm mạc sẽ gặp phải hàng rào hoá học ngay bên trong cơ thể bao gồm:

– Trên da có các chất tiết như acid lactic (tạo độ toan), acid béo của mồ hôi và tuyến mỡ dưới da khiến các vi khuẩn không tồn tại lâu được.

– Chất nhầy trên các lớp niêm mạc che chở bề mặt tế bào khỏi bị enzyme của virus tác động.

– Dịch tiết của các tuyến như nước mắt, nước bọt, nước mũi, sữa… có chứa nhiều lysozym có tác dụng trên vỏ của một số vi khuẩn.

– Protein phản ứng C là một protein trong huyết thanh có nồng độ tăng cao trong viêm cùng với sự có mặt của ion canxi có tác dụng đối với phế cầu trùng và cố định bổ thể.

– Bổ thể là một hệ thống gồm nhiều thành phần, bản chất là các chuỗi polypeptide được hoạt hoá theo một trình tự nhất định. Khi được hoạt hoá, mỗi thành phần của nó sẽ được cắt ra ít nhất là 2 thành phần có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của kháng nguyên.

Hệ miễn dịch là gì? gồm các thành phần nào?
Các thành phần của hệ miễn dịch

– Interferon là một họ protein được sản xuất bởi nhiều loại tế bào có đặc tính chống một cách không đặc hiệu các virus, làm cản trở sự xâm nhập và nhân lên của virus. Những tế bào bị nhiễm virus lại có khả năng sinh ra interferon thấm vào các tế bào xung quanh, giúp chúng không bị virus xâm nhập tiếp.

●      Hàng rào tế bào

Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất, gồm 2 loại là tiểu thực bào và đại thực bào. 2 loại tế bào này có trong máu, trong nội môi và niêm mạc.

– Tiểu thực bào là những bạch cầu hạt trung tính.

– Đại thực bào cũng bắt nguồn từ tuỷ xương, phân hoá thành mono bào ở máu hoặc di tản đến các mô trở thành các tế bào của  hệ thống võng nội mô.

Quá trình thực bào được chia thành 3 giai đoạn: gắn – nuốt – tiêu. Sau khi tiêu diệt đối tượng thực bào, các đại thực bào sẽ đưa các quyết định kháng nguyên ra bề mặt màng tế bào để trình diện cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.

●      Hàng rào thể chất

Đây là tổng hợp tất cả các đặc điểm hình thái và chức năng của cơ thể nên khá bền vững và có tính di truyền. Hàng rào này đã tạo nên sự khác nhau giữa loài này với loài khác, giữa cá thể này với cá thể khác, trước sự tấn công của các vật lạ.

●      Viêm không đặc hiệu

Tất cả các cơ chế bảo vệ kể trên có thể thấy ở một hiện tượng rất hay gặp đó là viêm không đặc hiệu (viêm cấp). Biểu hiện của của nó là phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, nhằm tiêu diệt và loại bỏ các tác nhân xâm nhập.

2. Miễn dịch thu được (Miễn dịch đặc hiệu)

Hệ thống miễn dịch thu được hoạt động như một hàng rào bảo vệ thứ hai và có khả năng chống sự tái nhiễm của các mầm bệnh giống nhau. Miễn dịch thu được (đặc hiệu) được chia thành 2 loại là chủ động và thụ động.

Hệ miễn dịch là gì?
Miễn dịch thu được bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
  • Miễn dịch chủ động: là trạng thái miễn dịch do bộ máy miễn dịch của bản thân cơ thể sinh ra khi được kháng nguyên kích thích. Miễn dịch chủ động được chia làm 2 loại là miễn dịch chủ động tự nhiên (khi cơ thể vô tình tiếp xúc với 1 vi khuẩn nào đó và được mẫn cảm) và miễn dịch chủ động thu được (tiêm vaccine)
  • Miễn dịch thụ động: là trạng thái miễn dịch của cơ thể nhờ chuyển các kháng thể từ ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản xuất. Miễn dịch thụ động cũng gồm hai loại: miễn dịch thụ động tự nhiên (kháng thể của mẹ được chuyển sang cho con qua rau thai, qua sữa) và miễn dịch thụ động thu được (tiêm kháng huyết thanh hoặc kháng thể vào cơ thể tạo miễn dịch chủ động nhằm mục đích phòng bệnh hoặc chữa một số bệnh do nhiễm vi sinh vật).

Để loại trừ kháng nguyên lạ khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu sử dụng hai phương thức: Đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Cả hai phương thức đáp ứng miễn dịch đều trải qua 3 bước: Nhận diện, hoạt hoá và hiệu ứng.

●      Nhận diện  kháng nguyên

Hiện tượng thực bào là một phần của đáp ứng miễn dịch tự nhiên, đồng thời cũng là bước khởi đầu của  đáp ứng miễn dịch thu được. Những kháng nguyên lạ sau khi bị các tế bào thực bào tiêu trong túi thực bào thì một số sản phẩm giáng hóa của chúng được đưa ra ngoài màng thực bào kết hợp với phân tử MHC II (phức hợp hoà hợp mô chủ yếu) để trình diện cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Lympho bào là những tế bào sẽ tham gia vào đáp ứng miễn dịch thu được.

●      Hoạt hoá

Các lympho bào có receptor tương ứng với tế bào thực bào trình diện (TCR đối với lympho bào T và BCR đối với lympho bào B) sẽ tiếp nhận kháng nguyên. Khi có sự liên kết giữa hai tế bào như thế sẽ tạo ra quá trình hoạt hoá các lympho bào. Nếu là lympho bào B sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch dịch thể, nếu là lympho bào T thì sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch tế bào.

 

Tế bào trí nhớ: Một số lympho bào B và T đã được mẫn cảm sẽ trở thành các tế bào trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng nguyên đã gây mẫn cảm sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch với cường độ mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng nhanh và dài hơn.

●      Hiệu ứng

Khi kháng nguyên được trình diện cho tế bào lympho B thì tế bào B được hoạt hoá  và sẽ biệt hoá thành tương bào sản xuất ra kháng thể dịch thể gọi là globulin miễn dịch, viết tắt là Ig. Các Ig khi đổ vào dịch nội môi có thể lưu hành trong đó một thời gian, một số có ái tính với tế bào hạt ái kiềm, một số kết hợp với kháng nguyên có khả năng hoạt hoá bổ thể và làm giải phóng các hoá chất trung gian. Những hiện tượng này được thấy trong phản ứng viêm đặc hiệu.

Khi đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho T làm cho những tế bào này được mẫn cảm trở thành những tế bào T hoạt hoá và một số trở thành tế bào trí nhớ. Tế bào lympho T hoạt hoá sản xuất ra những chất tương tự như globulin miễn dịch, nhưng chỉ có phần hoạt động kết hợp với kháng nguyên là lộ ra khỏi bề mặt của tế bào. Sự kết hợp kháng nguyên ngay trên bề mặt tế bào sẽ kích thích lympho bào tiết ra các lymphokin.

●      Sự điều hoà đáp ứng miễn dịch

Cũng như mọi đáp ứng của cơ thể sống, đáp ứng miễn dịch một khi xảy ra chịu sự điều hoà phức tạp do nhiều loại tế bào tham gia. Đáng chú ý là T helper (Th: hỗ trợ) và T  Suppressor (Ts: ức chế ) và các chất lymphokin.

●      Viêm đặc hiệu

Phản ứng viêm đặc hiệu xảy ra khi cơ thể đã được tiếp xúc với kháng nguyên và đã có kháng thể dịch thể hay kháng thể tế bào. Nói một cách khác, viêm đặc hiệu là sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể.

Phản ứng viêm thường xảy ra nhanh nếu kháng thể dịch thể là chính. Nếu kháng nguyên chỉ mẫn cảm với lympho bào T là chính thì phản ứng viêm xảy ra chậm với sự giải phóng các lymphokin có tác dụng thu hút, tập trung bạch cầu tới ổ viêm để tiêu diệt yếu tố gây viêm.

Trên đây là các thông tin về hoạt động của hệ miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Từ đó, ta có thể thấy rằng hệ miễn dịch đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Cách tốt nhất để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch chính là ăn uống khoa học, vận động hợp lý và sống lành mạnh.

Để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hệ hô hấp, bạn có thể tham khảo sản phẩm zhealth.

Giá niêm yết: 159.000đ/hộp
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:
Áp dụng đến 30/4/2024
KHÁCH HÀNG MỚI
  • MUA 1, 2 hộp giá niêm yết + thu ship 20k
  • MUA 3 HỘP giảm 17k + freeship
  • MUA 4 HỘP TẶNG 1 zhealth + freeship

KHÁCH HÀNG CŨ

  • MUA 1, 2 hộp giá niêm yết + thu ship 20k
  • MUA 3, 4 HỘP TẶNG 1 HỘP zhealth + freeship
  • MUA 5 HỘP TẶNG 2 HỘP zhealth + freeship

Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây



[dynamictext your-url "CF7_URL"]

Tư vấn cảm cúm 24/7 AZ
1
Chuyên gia tư vấn?