Liên Kiều có lẽ là một cái tên không quá quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên loại cây này lại là dược liệu quý báu, được mệnh danh là kháng sinh thực vật tự nhiên có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn. Nhờ công dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn vi rút hữu hiệu mà dược liệu này dùng như một biện pháp kháng viêm tự nhiên hiệu quả. Để khám phá thêm về công dụng tuyệt vời của loại cây này, hãy cùng tham khảo ngay những thông tin dưới đây.
1. Làm sao để nhận biết cây Liên kiều trong tự nhiên?
Cây Liên kiều hay còn được gọi với nhiều tên khác là Dị kiều, Đại liên tử, Tam liêm trúc căn, Liên kiều xác, Liên dị, Không kiều, Lạc kiều… Tên khoa học của loại cây này là Forsythia suspensa Vahl, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Liên kiều là một loại cây khá đẹp, cũng thường được trồng làm cảnh. Loại cây này có tahan cao từ 2-4m, cành non có hình dáng gần như 4 cạnh, có nhiều đốt, giữa các đốt thường rỗng ruột. Lá liên kiều thuộc dạng lá đơn, thường mọc đối, phiến lá hình trứng dài khoảng 3 – 4cm, rộng khoảng 2 – 4cm, mép lá có răng cưa không đều, cuống lá dài khoảng 1 – 2cm.
Loại cây này có hoa màu vàng tươi, tràng hình ống, xẻ thành 4 thùy. Quả liên kiều khô hình trứng, dẹt, dài khoảng 1,5 – 2cm, rộng khoảng 0,5 – 1cm. Khi quả chín mở ra như mỏ chim, hạt sẽ rơi rụng chỉ còn sót lại 1 ít hạt bên trong quả. Người ta thường lấy phần quả của cây làm thuốc.
Quả tươi hay còn gọi là thanh kiều thường được thu hái vào mùa thu, khoảng 8 – 9 khi quả chưa chín. Phần quả tươi này sau khi thu hái sẽ được sơ chế, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra phơi hay sấy khô. Ngoài việc thu hái quả tươi, phần quả khô của cây gọi là lão kiều được thu hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng.
2. Giá trị dược tính và giá trị y học của liên kiều
Liên kiều chứa thành phần dược tính cực cao và có giá trị y học lớn, là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc. Không chỉ y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng đánh giá cao tính ứng dụng và công dụng của loại dược liệu này.
Thành phần hóa học dược tính của cây liên kiều
Các nghiên cứu đã cho thấy, trong quả Liên kiều chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh như: Lignans, steroid, triterpenoid, phenylethanoid glycoside, và forsythol. Đặc biệt trong quả Liên kiều sấy khô có chứa axit 3β-acetyl-20α-hydroxy ursan-28-oic, suspensa side, axit betulinic, axit oleanolic, pinoresinol-b-D-glucoside.
Trong thành phần của cây Liên kiều cũng có chứa các vitamin A,C, E, D, Salidroside, Rengyol, Cornoside, Isorengyol, Rengyoxide, Rengyolone và hàm lượng cao chất saponin và alkaloid, chiếm tỷ lệ khoảng 0.2%.
Giá trị y học của cây liên kiều theo y học hiện đại
Chứa hàm lượng cao các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, cây Liên kiều được đánh giá rất cao trong y học. Loại cây này có nhiều công dụng tốt như:
- Tác dụng kháng khuẩn: Chất Phenol trong cây Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn gây bệnh thương hàn, lao, ho gà, bạch hầu, Rhinovirus, Nấm và đặc biệt là Virus gây cúm…
- Tác dụng chống viêm: Cây Liên kiều có tác dụng kháng viêm, chống viêm cực tốt. Loại cây này còn được mệnh danh là “Sang gia thần dược” (thần dược trị mụn nhọt, viêm nhiễm). Y học hiện đại cũng chứng minh cây Liên kiều có công dụng hữu hiệu trong việc tăng tác dụng thực bào của bạch cầu trong cơ thể.
- Hạ huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu: Trong cuốn sách Trung Dược Học có ghi lại công dụng hạ huyết áp, cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu của loại cây này.
- Giải nhiệt, giải độc gan, thanh lọc cơ thể: Liên kiều có tác dụng tiêu phù do viêm thận cấp, giảm protein trong nước tiểu, giải độc cho cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, lợi tiểu, bảo vệ gan và hệ tim mạch hiệu quả.
Công dụng và giá trị y học của cây Liên kiều theo đông y
Theo đông y, Liên kiều có vị đắng, hơi chua, tính hàn, không độc; quy vào kinh, Thận, Vị, Tâm, Phế, Đởm, Đại trường, Tam tiêu. Cây Liên kiều có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết.
Người ta thường dùng loại cây này để trị các chứng: Đinh nhọt, phát ban, cảm mạo phong nhiệt, tinh thần mê sảng, lâm lậu kèm bí tiểu, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát. Theo đó, loại cây này có nhiều tác dụng, trong đó nổi bật nhất là công dụng chữa các bệnh về gan, thận và các chứng ôn bệnh, cảm cúm.
3. Ứng dụng cây Liên kiều trong y học hiện đại
Với nhiều công dụng tốt, cây Liên kiều được dùng nhiều trong các bài thuốc cổ truyền trong đó, nổi tiếng nhất là bài thuốc “Ngân kiều tán”. Ứng dụng giá trị y học của loại cây này, ngày nay, người ta đã nghiên cứu và chiết xuất dược tính từ Liên kiều để bào chế nên các sản phẩm chăm sóc sức khỏe với tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng ôn bệnh, cảm cúm.
Trong đó sản phẩm Zhealth được bào chế dựa trên bài thuốc “Ngân kiều tán” gia giảm với thành phần từ cây Liên Kiều được đánh giá ca với tác dụng đem lại. Sản phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn đem lại tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng khi bị cảm cúm, nhiễm virus cúm hay các chứng viêm đường hô hấp cấp.
Hơn thế nữa, so với việc sử dụng trực tiếp cây Liên kiều, việc bào chế và ứng dụng các hoạt chất trong Zhealth mang lại công dụng tốt hơn và chứa hàm lượng dược chất cao hơn hẳn. Vì vậy, thay vì việc sử dụng trực tiếp cây Liên kiều, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ loại cây này như Zhealth là giải pháp được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao.
Hi vọng rằng, những thông tin trên sẽ là tài liệu bổ ích cho người sử dụng khi tìm hiểu về cây liên kiều và những ứng dụng tuyệt vời của loại cây này trong y học cũng như đời sống. Để tìm hiểu thêm về công dụng, giá trị y học của cây Liên kiều, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ tận tình nhất!
Số lượng | Niêm yết | KM giá | Tiết kiệm |
1 | 159.000 | 159.000 | |
2 | 318.000 | 318.000 | |
3 | 477.000 | 437.000 | 40.000 |
6 | 954.000 | 870.000 | 84.000 |
Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.