Là cha mẹ, không gì khiến chúng ta lo lắng bằng việc thấy con mình ho liên tục, khó thở hay tím tái mỗi khi lên cơn ho. Trong số các bệnh về đường hô hấp, ho gà ở trẻ em là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất – đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Vậy ho gà ở trẻ em là gì? Làm sao để nhận biết sớm, điều trị hiệu quả và phòng tránh bệnh này cho con? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây.

Bệnh ho gà ở trẻ em là gì?
Ho gà (pertussis) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra những cơn ho kịch phát dữ dội, có thể kèm theo tiếng rít đặc trưng khi hít vào.
Ban đầu, ho gà có triệu chứng giống cảm lạnh như sổ mũi, ho nhẹ, hắt hơi và sốt nhẹ. Sau 1–2 tuần, các cơn ho dữ dội xuất hiện, khiến trẻ khó ăn, khó thở, thậm chí có thể ngưng thở (đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi). Các triệu chứng có thể kéo dài đến 10 tuần hoặc hơn, vì thế bệnh còn được gọi là “ho 100 ngày”.
Ho gà có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc tử vong, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ho gà ở trẻ em?
Bệnh ho gà ở trẻ em do một loại vi khuẩn tên là Bordetella pertussis gây ra. Đây là vi khuẩn hình que, gram âm, có khả năng sản sinh ra độc tố tấn công vào các tế bào biểu mô trong đường hô hấp.
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này:
-
Gắn chặt vào niêm mạc khí quản và phế quản,
-
Làm tổn thương các tế bào lông chuyển, gây kích thích ho kéo dài,
-
Giải phóng độc tố pertussis toxin khiến phản xạ ho trở nên nhạy và dai dẳng hơn, dẫn đến cơn ho dữ dội từng cơn – đặc trưng của bệnh ho gà.
Ho gà ở trẻ em lây lan như thế nào?
Vi khuẩn Bordetella pertussis lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn nhỏ li ti chứa mầm bệnh từ người nhiễm khi:
-
Ho.
-
Hắt hơi.
-
Nói chuyện ở khoảng cách gần (dưới 2 mét).
Trẻ có thể bị lây bệnh khi:
-
Ở gần người đang mắc ho gà (bao gồm cả người lớn và trẻ em),
-
Tiếp xúc gần với người mang vi khuẩn.
- Khả năng lây nhiễm mạnh nhất là trong 2 tuần đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, tức là giai đoạn sớm trước khi ho dữ dội.
Ho gà KHÔNG lây qua ăn uống, nước bọt dính vào thực phẩm, hoặc qua da tiếp xúc thông thường. Chỉ khi tiếp xúc gần trong không gian kín với người đang ho mới có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
Những trẻ nào dễ mắc ho gà?
-
Trẻ sơ sinh.
-
Trẻ chưa tiêm đủ vắc-xin.
-
Trẻ đã được tiêm vắc-xin nhưng khả năng bảo vệ của vắc-xin đang mất dần.
Có hơn 90% các trường hợp ho gà được báo cáo xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ em còn non nớt và chưa có khả năng đối phó với các virus và vi khuẩn gây ra bệnh ho gà.
Nghiên cứu này ước tính rằng vào năm 2014, có khoảng 24,1 triệu ca ho gà và 160.700 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới, với khoảng 90% các ca xảy ra ở các nước đang phát triển.
Triệu chứng của bệnh ho gà ở trẻ em như thế nào?

Các triệu chứng của ho gà ở trẻ em thường tiến triển qua 3 giai đoạn rõ rệt, với biểu hiện thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi của trẻ.
Giai đoạn khởi phát – kéo dài 1 đến 2 tuần
Đây là giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng còn mờ nhạt, dễ bị nhầm với cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp thông thường:
-
Ho nhẹ, rải rác, không thành cơn.
-
Sổ mũi, hắt hơi.
-
Sốt nhẹ hoặc không sốt.
-
Mệt mỏi, chán ăn.
Giai đoạn toàn phát – kéo dài từ 2 đến 6 tuần
Đây là giai đoạn điển hình nhất của ho gà ở trẻ em, với các triệu chứng đặc trưng như:
-
Ho thành từng cơn dữ dội, thường xảy ra về đêm hoặc khi trẻ ăn/uống, thay đổi nhiệt độ môi trường.
-
Mỗi cơn ho thường gồm nhiều tiếng ho liên tục không ngừng trong 15–30 giây (có thể kéo dài hơn), không có thời gian để thở giữa các tiếng ho.
-
Tiếng rít đặc trưng khi hít vào sau cơn ho – nghe như tiếng “gà gáy” (rất điển hình ở trẻ từ 6 tháng trở lên).
-
Tím tái mặt, mắt đỏ, chảy nước mắt do tăng áp lực khi ho.
-
Nôn ói sau cơn ho.
-
Mệt lả sau mỗi cơn ho, có thể thở gấp hoặc ngưng thở ngắn.
Mỗi ngày, trẻ có thể lên cơn ho từ vài chục đến hàng trăm lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Lưu ý đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ thường không có tiếng ho rít rõ ràng như trẻ lớn
Có thể ngưng thở đột ngột, tím tái hoặc co giật mà không có cơn ho điển hình
Dễ bị biến chứng nặng như viêm phổi, co giật, viêm não
Vì vậy, ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, bất kỳ biểu hiện bất thường nào về hô hấp cũng cần được đưa đi khám ngay, kể cả khi không có ho nhiều.
Giai đoạn hồi phục – kéo dài từ 2 đến 6 tuần hoặc lâu hơn
-
Cơn ho giảm dần về tần suất và mức độ.
-
Tuy nhiên, trẻ có thể tiếp tục ho kéo dài nhiều tuần, đặc biệt khi bị kích thích bởi không khí lạnh, gió, tiếng ồn hoặc vận động.
-
Trẻ bắt đầu ăn ngủ tốt hơn, tăng dần sức khỏe.
Các biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà ở trẻ
Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng:
-
Biến chứng hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa. Vi khuẩn tấn công hệ hô hấp, gây viêm nhiễm lan rộng, cản trở quá trình trao đổi khí, làm giảm lượng oxy trong máu.
-
Thiếu oxy não và biến chứng thần kinh: Tình trạng thiếu oxy kéo dài có thể gây co giật, liệt nửa người, mất khả năng vận động hoặc ngôn ngữ do tổn thương não cấp tính như xuất huyết hoặc phù não.
-
Biến chứng tiêu hóa: Trẻ có thể bị nôn, ói, tiêu chảy do ảnh hưởng toàn thân của bệnh, dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng và giảm khả năng hấp thu dưỡng chất.
-
Biến chứng tim mạch: Tình trạng ho kéo dài và nhiễm trùng có thể gây tổn thương thành mạch, suy giảm chức năng tim, dẫn đến suy tuần hoàn.
-
Nguy cơ tử vong: Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ cao tử vong do các biến chứng toàn thân, đặc biệt nếu chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Bệnh ho gà ở trẻ em được chẩn đoán bằng cách nào?

Việc chẩn đoán ho gà ở trẻ em cần được thực hiện bởi bác sĩ tại cơ sở y tế. Không thể tự xác định chính xác bệnh chỉ dựa vào triệu chứng bên ngoài, vì ho gà dễ bị nhầm với các bệnh đường hô hấp khác. Phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng:
Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction)
Đây là phương pháp chính xác và được ưu tiên nhất hiện nay để phát hiện vi khuẩn Bordetella pertussis – tác nhân gây ho gà.
-
Mẫu dịch từ mũi hoặc họng của trẻ sẽ được lấy bằng tăm bông chuyên dụng.
-
Kỹ thuật PCR giúp khuếch đại AND của vi khuẩn, cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.
-
Có thể phát hiện được bệnh ngay cả ở giai đoạn đầu, khi triệu chứng chưa rõ ràng.
Điều trị ho gà ở trẻ em như thế nào?
Ngay khi nghi ngờ trẻ bị ho gà, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ nhi khoa thăm khám và xét nghiệm cần thiết. Chẩn đoán sớm giúp giảm biến chứng và nguy cơ lây lan.
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định y tế
Nếu bệnh được chẩn đoán trong 3 tuần đầu từ khi khởi phát, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh nhóm macrolid như:
-
Azithromycin
-
Clarithromycin
-
Hoặc Erythromycin
Mục tiêu là giảm nguy cơ lây lan cho người khác, chứ không làm cơn ho hết ngay lập tức.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có biểu hiện khó thở, có thể cần sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy thở, máy tạo oxy hoặc khí dung theo chỉ định chuyên môn để cải thiện chức năng hô hấp.
Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen (theo liều lượng phù hợp lứa tuổi) để kiểm soát triệu chứng sốt và đau nhức. Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc tại nhà
-
Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn.
-
Bổ sung nước: Cho trẻ uống nước ấm, sữa hoặc dung dịch điện giải để tránh mất nước và giúp long đờm hiệu quả.
-
Dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin A, C, và kẽm để tăng sức đề kháng.
-
Vệ sinh cá nhân và vật dụng: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh đồ chơi, chăn màn, quần áo để phòng tránh lây nhiễm chéo.
Phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ như thế nào?
Phòng ngừa bệnh ho gà ỏe trẻ em là yếu tố then chốt để giảm tỷ lệ mắc và ngăn ngừa bùng phát dịch trong cộng đồng.
- Đưa trẻ đi tiêm đủ và đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh ho gà.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0–6 tuổi)
-
Mũi 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi.
-
Mũi 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi.
-
Mũi 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi.
-
Mũi nhắc 1: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
-
Mũi nhắc 2: Khi trẻ 4–6 tuổi.
Các vắc xin sử dụng phổ biến bao gồm:
-
ComBE Five (5 trong 1): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, viêm gan B.
-
Pentaxim (5 trong 1): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib.
-
Hexaxim và Infanrix Hexa (6 trong 1): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B.
Trẻ vị thành niên (7–15 tuổi)
Miễn dịch từ các mũi tiêm ban đầu có thể giảm dần theo thời gian. Do đó, cần tiêm nhắc để duy trì hiệu quả bảo vệ:
Mũi nhắc: Khi trẻ 9–15 tuổi
Các vắc xin sử dụng:
-
Tetraxim (4 trong 1): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
-
Boostrix hoặc Adacel (3 trong 1): Bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Ho gà ở trẻ em không chỉ là một cơn ho đơn thuần. Đó là bệnh lý nghiêm trọng cần được nhận biết sớm và xử lý đúng cách. Tiêm phòng đầy đủ, theo dõi sát triệu chứng và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường là những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ con yêu khỏi biến chứng nguy hiểm.
Lê Thị Hồng Mai – Nhiên viên 10 năm kinh nghiệm công ty GGAZ
Nguồn tham khảo:
Whooping Cough (Pertussis) in Children
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/w/whooping-cough-pertussis-in-children.html