Trong thời điểm xung quanh có những F0 ẩn thân, sự hoang mang “khi tiếp xúc với F0 phải làm sao” được nhân lên nhiều lần. Trước tiên, hãy lấy lại tinh thần, bình tĩnh khảo thông tin trong bài viết dưới đây để có được phương án giải quyết tốt nhất.
Nếu tiếp xúc với f0 thì phải làm sao để bảo vệ bản thân và gia đình?
Ngay sau lúc tiếp xúc với F0, lượng virus chưa nhân lên nhiều trong cơ thể người tiếp xúc, nên việc test nhanh hay test rRT-PCR khi đó có thể vẫn đưa ra kết luận âm tính. Sau khoảng 3 ngày tiếp xúc với F0, người dân nên đi xét nghiệm để có được kết quả chẩn đoán đúng nhất.
Bên cạnh việc tuân thủ thực hiện 5K, điều cần thiết làm đầu tiên đối với người vừa tiếp xúc F0 đó là súc họng. Có nhiều cách diệt khuẩn cổ họng có thể áp dụng như:
- Nước muối sinh lý: Sử dụng nhiều lần trong ngày, cứ khoảng 1 – 2 tiếng súc họng một lần. Cùng với đó kết hợp với rửa mũi 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo diệt khuẩn và phòng ngừa tốt hơn.
- Dung dịch sát khuẩn (Povidone 1%, Chlorhexidin từ 0,12 đến 0,2%, Betadine 0,5%): Súc miệng và họng trong khoảng 30 giây – 2 phút, sử dụng 4 lần/ngày. Do có khuyến cáo không được nuốt khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn, vì thế các phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi dùng cho trẻ em.
- Siro ho từ thảo dược thiên nhiên (Zhealth, Prospan, Atussin,…): Tuỳ theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sẽ có cách thực hiện súc họng khác nhau. Tuy nhiên đối với siro người dùng có thể nuốt thành từng ngụm nhỏ sau khi súc họng, điều này giúp thành họng được diệt khuẩn tận sâu bên trong đường hô hấp dẫn đến lá phổi.
Trường hợp sống cùng nhà với F0, người tiếp xúc cần cách ly F0 ra hai phòng riêng. Trong hoàn cảnh bất khả kháng khi phải ở chung phòng với F0, hãy khử khuẩn vệ sinh phòng thường xuyên. Rác từ F0 sử dụng ra cần cho ra túi riêng, đánh dấu và thông báo cho bên vệ sinh môi trường biết.
Hiện nay, nhiều người lạm dụng việc xông họng, xông mũi với tần suất 2 – 3 lần/ngày, làm đều đặn nhiều ngày. Điều này khiến cơ thể mất nước, hạ nhiệt, nguy hiểm hơn là gây tổn thương đường hô hấp. Bởi vậy, nếu không có các biểu hiện như sốt, mệt, đau đầu,.. không nhất thiết phải xông để thải độc tố, mồ hôi.
Vận động thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể phóng năng lượng tiêu cực, tăng cường đề kháng, giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm covid-19. Cuối cùng, người tiếp xúc với F0 cần theo dõi tình hình sức khoẻ của bản thân thường xuyên, cố gắng ăn đủ chất và giữ tinh thần lạc quan.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19, cần chuẩn bị gì cho tủ thuốc gia đình?
Kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm phòng trường hợp cách ly tại nhà là điều không còn khó khăn nữa, bởi đã có bách hoá, chợ, nhà thuốc, phòng khám online phục vụ tận nơi, đáp ứng kịp thời. Thế nhưng, cần chuẩn bị gì cho tủ thuốc gia đình hiện là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Để phòng ngừa – điều trị Covid-19 tại nhà hiệu quả, tủ thuốc gia đình cần có:
- Oresol, Vitamin B, C và kẽm: Giúp bù nước, tăng điện giải, nâng cao đề kháng, bổ sung chất tăng hệ miễn dịch. Kết hợp hoặc thay thế với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cam, quýt, bưởi, nước dừa, ổi, kiwi,… Có thể nướng hoặc hấp các trái cây trên trước khi ăn, giúp giữ ấm và bảo vệ cổ họng.
- Nước muối sinh lý (hoặc dung dịch sát khuẩn) + siro ho thảo dược: Đây là bộ đôi giúp người bệnh tạm biệt nhanh các biểu hiện như ho, đau họng, rát cổ, có đờm, mất giọng. Trong đó có nước muối sinh lý + siro Zhealth đang được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng, cũng như được đông đảo người dùng phản hồi tích cực.
- Thuốc hạ sốt giảm đau: Paracetamol, Tiffy, Panadol,… dành cho người có biểu hiện sốt, tăng thân nhiệt cao. Liều dùng trẻ em với gói bột hoặc cốm pha hỗn hợp uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg. Đối với người lớn, sử dụng viên nén 250mg hoặc 500mg.
Nhiệt kế, miếng dán nhiệt, miếng dán giảm đau, máy đo nhịp thở SpO2, dung dịch khử khuẩn là những thứ mà mọi gia đình cần trang bị đầy đủ. Người mắc một số bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch,… vẫn tiếp tục duy trì điều trị hàng ngày.
Đối với người bệnh F0 có chuyển biến nặng, cần có một số loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc này cần có đơn kê của bác sĩ, dành cho người tình trạng bệnh trở nặng. Có 2 loại thuốc là Dexamethason 0,5mg (viên nén) và Methylprednisolon 16mg (viên nén).
- Thuốc chống máu đông đường uống: Rivaroxaban 10mg (viên) hoặc Apixaban 2,5mg (viên), chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, thuốc không được phát sẵn.
- Thuốc kháng virus: Sử dụng hiệu quả trong 5 ngày đầu kể từ khi xuất hiện các triệu chứng, ưu tiên dùng cho người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ vaccine, có bệnh nền bất ổn,… Thuốc kháng virus cũng cần có đơn kê và sự chỉ định từ bác sĩ trực tiếp hỗ trợ điều trị.
Cả người bệnh và người tiếp xúc cần khai báo tình trạng sức khoẻ đầy đủ cho bác sĩ, trạm y tế, đơn vị tư vấn sức khỏe để có được đơn kê hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Số lượng | Niêm yết | KM giá | Tiết kiệm |
1 | 159.000 | 159.000 | |
2 | 318.000 | 318.000 | |
3 | 477.000 | 437.000 | 40.000 |
6 | 954.000 | 870.000 | 84.000 |
Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.