Cát cánh có tác dụng gì và 4 bài thuốc chữa amidan cực hay

Cát cánh là một trong những vị thuốc được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Tác dụng ​​của cát cánh bao gồm: khứ đàm, khai thông phế khí, tuyên phế, lợi yết và bài nùng,…và thường được dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho có nhiều đờm, tiểu tiện không lợi.

1. Tổng quan về dược liệu cát cánh

cát cánh có tác dụng gì 1 

  • Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC. Platycodon glaucum (Thunb.) Nak., Campanula grandiflora Jacq.
  • Tên nước ngoài: Balloon flower, chinese bell flower, japanese bell flower
  • Họ: Campanulaceae (Hoa chuông)
  • Tên gọi khác: Bạch dược, kết cánh, cánh thảo,…

 Đặc điểm sinh trưởng của Cát cánh

Cây cát cánh, một loại cây cỏ sống lâu năm, thân cao khoảng 60-90cm. Lá mọc đối xứng hoặc vòng 3, gần như không cuống. Phiến lá hình trứng cài từ 3-6cm, rộng 1-1,25cm, có răng cưa ở mép lá.

Cát cánh ưa khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, ưa sáng. Nhiệt độ sinh trưởng phát triển tốt nhất từ 25 – 30 độ C (cao nhất 35 độ C, thấp nhất 15 độ C). Cát cánh không có khả năng chịu ngập úng, khả năng chịu hạn kém. Cây sẽ yếu dần trong mùa đông, rồi sinh trưởng trở lại vào cuối mùa xuân và ra hoa vào mùa hè.

Cát cánh sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa xuân hè ở các vùng khí hậu nhiệt  đới ẩm

Cát cánh sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa xuân hè ở các vùng khí hậu nhiệt  đới ẩm

Hoa cát cánh màu xanh, lam tím hoặc trắng, mọc riêng từng bông ở đầu cành. Đài hoa màu xanh, hình chuông rộng, tràng hoa gồm 5 cánh. Quả nang, hình trứng ngược, có nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen. Mùa hoa nở là khoảng tháng 5–7, mùa quả vào khoảng tháng 8–9 hằng năm.

Rễ củ, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt, là bộ phận thường được dùng làm dược liệu.

Phân bố

Thế giới: Cây cát cánh có nguồn gốc từ Đông Á, được tìm thấy ở nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Siberi, Viễn Đông Nga,… (hoa thường có màu xanh hoặc tím)

Việt Nam: Cây di thực vào nước ta, xuất hiện ở một số vùng núi phía bắc. Sau đó được nghiên cứu và trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nội).

banner zhealth phòng chống cúm A

Thu hoạch và sơ chế

Rễ cát cánh, bộ phận làm dược liệu thường được thu hoạch vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Sau khi thu hoạch, rễ được rửa sạch, cạo vỏ ngoài phơi nắng cho khô.

2. Thành phần hoạt chất của cát cánh

Thành phần hoạt chất chính trong rễ cát cánh bao gồm:

  • Các Platycodin A, C, D, D2
  • Các Polygalacin D, D2
  • Các Saponin gồm platycodigenin và axit polygalacic

Thành phần hoạt chất có trong rễ, thân, lá, hoa Cát cánh

Thành phần hoạt chất có trong rễ, thân, lá, hoa Cát cánh

Ngoài ra, cát cánh còn chứa một lượng đáng kể phytosterol và các hoạt chất thuộc nhóm tanin.

Trong lá, hoa, thân, cành cát cánh đều chứa saponin với tác dụng phá huyết còn mạnh hơn saponin trong rễ. Hợp chất Kikyosapogenin của cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh gấp 2 lần saponin có trong Viễn chí (Polygala senega).

3. Tác dụng dược lý của Cát cánh

Tác dụng dược lý của dược liệu Cát cánh đã được Y học cổ truyền ghi nhận qua nhiều đời nay và được Y học hiện đại nghiên cứu, phân tích trên những nghiên cứu khoa học, bằng kỹ thuật tiên tiến.

Theo Y học cổ truyền:

Dược liệu cát cánh có vị hơi cay, trước ngọt sau đắng, tính ôn đi vào kinh Phế, có tác dụng bài nùng, tuyên phế khử đàm lợi yết và khai thông phế khí.  Cát cánh chủ trị các bệnh lý như họng sưng đau, ho có đờm, chứng lụ, tiểu tiện lung bế (tiểu tiện không thông), áp xe phổi (ngực đau phế ung).

Cát cánh có nhiều tác dụng dược lý khác nhau, đã được chứng minh qua cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại

Cát cánh có nhiều tác dụng dược lý khác nhau, đã được chứng minh qua cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại:

  • Tác dụng với hệ hô hấp: Hợp chất Saponin trong cát cánh có tác dụng kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày, tạo nên phản xạ tăng phân tiết ở đường hô hấp, từ đó làm loãng đờm, long đờm và giúp đờm dễ tống xuất ra ngoài hơn. Theo Trung Hoa y học tạp chí (1952), sử dụng cát cánh cho thấy tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng. Hoạt chất Kikyosapogenin có tác dụng phá huyết, làm tiêu và long đờm nhanh.
  • Tác dụng với hoạt động huyết học: Pha loãng với tỷ lệ 1/10.000, hợp chất Saponin trong cát cánh vẫn còn tác dụng phá huyết. Tác dụng phá huyết này còn mạnh hơn cả Saponin của cây Viễn chí (một loại dược trị ho đờm phổ biến nhờ chứa rất nhiều Saponin). Vì thế, không được tiêm trực tiếp vào mạch máu.
  • Tác dụng ức chế khối u: Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Cát cánh có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự tăng sinh của một số tế bào khối u như: A549 (ở phổi), SK-OV-3 (ở buồng trứng), SK-MEL-2 (khối u ác tính), XF498 (khối u ác tính hệ thống thần kinh trung ương) và các dòng tế bào HCT-15 (ở đại tràng).

Nhiều căn bệnh ung thư là do rối loạn chu trình “chết” tế bào – apotosis, khiến cho tế bào ung thư sản sinh bất thường. Hoạt chất Platycodin D trong Cát cánh có thể hỗ trợ chu trình này trong nhiều loại tế bào ung thư.

  • Tác dụng chống oxy hóa: Saponin trong Cát cánh hỗ trợ đáng kể cho hoạt động của các enzyme chống oxy hóa và hạn chế các gốc tự do trong các mô phổi (Thí nghiệm lâm sàng trên chuột bị viêm phế quản do nhiễm khói thuốc trong thời gian dài).
  • Khả năng chống viêm và kháng nấm: Cát cánh có tác dụng ức chế đáng kể việc sản sinh quá mức các yếu tố gây viêm NO, PGE2 và cytokine tiền viêm mà không gây độc tế bào. Saponin trong Cát cánh làm giảm khả năng bám dính của nấm Candida albicans vào các tế bào biểu mô niêm mạc miệng.

4. Công dụng của Cát cánh

  • Chữa các bệnh hô hấp: Ho có đờm hôi tanh, viêm họng sưng đau, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau.
  • Chức bệnh đường tiêu hoá: Chữa kiết lỵ, gây trung tiện, chữa đầy bụng, tiểu tiện khó. Phối hợp với một số vị thuốc khác để điều trị viêm ruột thừa.
  • Chữa bệnh da liễu: ​​Điều trị mụn nhọt và một số bệnh ngoài da.

5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cát cánh

Nhiều bài thuốc chữa bệnh từ Cát cánh được sách Y học cổ ghi nhận đến nay vẫn được ứng dụng và giữ nguyên giá trị. Dưới đây là một số bài thuốc từ Cát cánh được dân gian sử dụng khá phổ biến.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cát cánh đến nay vẫn được dân gian ứng dụng phổ biến

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cát cánh đến nay vẫn được dân gian ứng dụng phổ biến

1. Bài thuốc chữa họng sưng đau

  • Đơn thuốc: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g
  • Cách dùng: Các dược liệu đem sắc hoặc tán bột lấy nước uống mỗi ngày.

*** (Bài thuốc theo sách Thương Hàn Luận)

2. Bài thuốc chữa chân răng sưng đau, lợi răng loét

  • Đơn thuốc: Cát cánh, Nhục táo, nước sắc lá Kinh gới.
  • Cách dùng: Cát cánh và Nhục táo đem tán bột, trộn với nhau, tạo thành viên, to khoảng bằng hạt bồ kết. Sau đó, lấy bông bọc lại, ngậm trong miệng cùng nước sắc kinh giới.

***(Bài thuốc theo sách Kinh Nghiệm Phương)

3. Bài thuốc chữa viêm amidan

  • Đơn thuốc: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Kim ngân hoa và Liên kiều (mỗi vị 12g).
  • Cách dùng: Đem thang thuốc sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

*** (Bài thuốc theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

4. Bài thuốc chữa viêm phổi, ngực đầy tức, ho có mủ đờm

  • Đơn thuốc: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Đông qua nhân 24g, Ý dĩ nhân 20g, Ngân hoa đằng 12g, Ngư tinh thảo và Bối mẫu (mỗi vị 8g), Cam thảo (sống) 4g.
  • Cách dùng: Một thang thuốc đem sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang. Sử dụng từ 5 – 7 ngày.

*** (Bài thuốc theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Lưu ý khi sử dụng Cát cánh

Mặc dù là dược liệu có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng Cát cánh có thể tương tác với một số thuốc học dược liệu khác. Vì vậy, cần hết sức lưu ý trước khi sử dụng:

  • Không dùng Cát cánh dưới dạng thuốc tiêm và tiêm vào mạch máu
  • Không dùng Cát cánh cho những trường hợp âm hư mà bị ho lâu ngày, có chiều hướng ho ra máu
  • Chưa có cảnh báo đặc biệt nào, cũng chưa có thông tin về việc sử dụng Cát cánh cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn, chỉ định của nhà sản xuất.


Dược liệu Cát cánh ngày càng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng đường hô hấp cho con người.

zhealth có chứa cát cánh giúp cải thiện đường hô hấp

Siro Zhealth là một trong những sản phẩm được bào chế từ Cát cánh và 12 vị thảo dược tự nhiên, do chính Bác sĩ Hoàng Sầm (chủ tịch Viện Y Học Bản Địa Việt Nam) nghiên cứu, mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị ho đờm, bổ phế, tăng sức đề kháng.

Sản phẩm Zhealth được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Grow Green AZ, hiện đã có mặt tại các nhà thuốc. Nếu bạn không tìm thấy địa điểm mua thuận tiện, hãy liên hệ hotline: 0979-726-116 để được tư vấn trực tiếp hoặc https://zhealth.vn/ để mua hàng chính hãng.

 

 

Giá niêm yết: 159.000đ/hộp
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:
Áp dụng đến 11/7/2024
 
Số lượng Niêm yết KM giá Tiết kiệm
1 159.000 159.000  
2 318.000 318.000  
3 477.000 437.000 40.000
6 954.000 870.000 84.000

Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.



[dynamictext your-url "CF7_URL"]

Tư vấn cảm cúm 24/7 AZ
1
Chuyên gia tư vấn?