Viêm họng hạt là một dạng viêm nhiễm mãn tính quá phát gây ra các triệu chứng viêm, sưng đau, khó chịu ở họng. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, như biến chứng thành ung thư vòm họng. Do đó việc nhận biết sớm nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị viêm họng hạt là rất quan trọng.
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính quá phát. Bệnh xảy ra do niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, khiến các tế bào lympho phải làm việc liên tục dẫn đến ngày càng to ra, dày lên và biến thành các hạt ở vùng họng.
Các hạt này thường xuất hiện ở phía sau thành họng, có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể to bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu tại cổ họng khi nói chuyện, nuốt nước bọt hay thức ăn.
Viêm họng hạt cũng có thể xảy ra ở lưỡi. Viêm họng hạt ở lưỡi còn được gọi là viêm họng lưỡi nổi hạt. Nguyên nhân gây viêm tương tự như viêm họng hạt ở cổ họng, chỉ khác ở chỗ những hạt viêm này xuất hiện ở đáy lưới, cuống lưỡi hoặc V lưỡi.
Khi viêm họng hạt có mủ (viêm họng hốc mủ) thể bệnh được xem là khá nghiêm trọng. Không chỉ gây sưng đau, mà các chất nhầy, cặn bã tồn đọng trên niêm mạc họng hình thành các ổ dịch chứa mủ, phát ra mùi hôi vô cùng khó chịu.
Viêm họng hạt là chiếm khoảng 45% trong tổng số ca mắc bệnh lý về họng, là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là người trưởng thành. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều hệ lụy và phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm mà nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phổi, ung thư vòm họng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt ngày càng trở thành bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp, đặc biệt là những người cơ địa yếu khi gặp thời tiết thay đổi. Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt.
Trong đó, 7 nguyên nhân gây bệnh phổ biến phải kể đến là:
- Do viêm mũi xoang mãn tính: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng hạt. Tình trạng viêm xoang lâu ngày khiến dịch nhầy ở xoang chảy xuống thành họng và gây viêm niêm mạc họng.
- Do viêm amidan mãn tính: Tình trạng viêm họng hạt có thể do viêm amidan tạo thành hốc mủ, gây viêm ở vùng hầu họng.
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên trên và chảy vào thành họng gây viêm nhiễm.
- Nhiễm virus, vi khuẩn: Người bệnh nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, viêm họng, ho đờm lâu ngày không khỏi chuyển thành viêm họng hạt.
- Tật ở đường hô hấp: Tắc mũi mãn tính do dị tật cấu trúc, vẹo vách ngăn, polyp mũi, quá phát cuốn mũi,…khiến dịch mũi chảy ngược xuống họng gây viêm.
- Các tác nhân khác: Môi trường khói bụi, khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất cồn thường xuyên….khiến hệ hô hấp gặp vấn đề, lâu ngày dẫn đến viêm họng hạt.
- Do bẩm sinh: Cơ địa dị ứng hoặc tiền sử mắc các bệnh di truyền miễn dịch.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng viêm họng hạt còn do các yếu tố tác động khác như: Thói quen chủ quan của người bệnh, khi bệnh ở giai đoạn cấp tính đã coi nhẹ và không thực hiện điều trị sớm; liên tục sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, dùng thuốc sai chỉ dẫn của bác sĩ; Sức khỏe suy nhược, sức đề kháng suy giảm khiến khả năng chống bệnh và hồi phục kém;….
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt
Giống như bệnh viêm họng, viêm họng hạt có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi thời tiết thay đổi. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-5 ngày trong mỗi lần tái phát. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, tác nhân hình thành, mỗi người sẽ có những triệu chứng viêm họng hạt khác nhau như:
- Họng đau: Đặc biệt là khi nuốt thức ăn, uống nước hay nuốt nước bọt do niêm mạc họng bị tổn thương.
- Ngứa họng, vướng họng: Do các hạt sưng to trong họng gây khó chịu, vướng víu, muốn khạc nhổ
- Ho: Các ổ viêm ở vùng hầu họng khiến họng bị kích thích, làm khởi phát các cơn ho khan, ho có đờm.
- Sốt cao: Do hệ miễn dịch tăng cường hoạt động để chống đỡ các cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh nên người bệnh có dấu hiệu sốt, sốt cao.
Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp?
Viêm họng hạt có lây không, viêm họng hạt có nguy hiểm không hay biến chứng nào mà người bệnh viêm họng hạt mãn tính có thể gặp phải, là vấn đề quan tâm của rất nhiều người.
Viêm họng hạt không phải bệnh truyền nhiễm, cũng không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại thường xuyên tái phát, dai dẳng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
Cũng như các bệnh lý về đường hô hấp khác, bệnh viêm họng hạt nếu không điều trị sớm cũng sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe thành họng, áp xe amidan
- Viêm mũi, viêm xoang mãn tính
- Viêm tai giữa
- Viêm thanh quản
- Viêm phổi
- Ho ra máu
- Ung thư vòm họng
- Bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác và gây ra nhiều bệnh lý như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim…
Như vậy có thể thấy, viêm họng hạt là một bệnh lý đường hô hấp không mấy nguy hiểm, nhưng lại có diễn biến phát triển nghiêm trọng, phức tạp và khả năng điều trị dứt điểm thấp. Ngay từ khi mới có dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần chủ động điều trị sớm tránh để bệnh kéo dài gây hậu quả đáng tiếc.
Các phương pháp điều trị, cải thiện viêm họng hạt
Điều trị viêm họng hạt uống thuốc gì?
Khi điều trị viêm họng hạt, nguyên tắc chính là điều trị triệu chứng tại chỗ và giải quyết căn nguyên bệnh.
Trong phác đồ điều trị viêm họng hạt bằng Tây y, người bệnh có thể sẽ được chỉ định một số thuốc sau:
- Thuốc chống viêm như: Alphachymotrypsin (Alpha Choay), Lysozym…
- Thuốc chống dị ứng (kháng histamin H1) như: Diphenhydramin, Cetirizin hay Clorpheniramin…
- Thuốc giảm ho, long đờm như: Bromhexin, Dextromethorphan hoặc thảo dược,…
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày: Cimetidin, Ranitidin…
- Thuốc giảm đau và hạ sốt (NSAIDs): Paracetamol (Panadol), Ibuprofen…
Khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng hạt người dùng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Chóng mặt, buồn nôn, nổi mề đay, phù,… Một số loại thuốc chuyển hóa qua gan, thận có thể gây tình trạng viêm gan, suy gan, viêm thận, suy thận cấp,…
Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Sử dụng đúng theo liệu trình và chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có tiền sử bệnh gan, thận, tiểu đường,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Phương pháp đốt hạt bằng laser hoặc đốt bằng nhiệt điện
Phương pháp được chỉ định khi các hạt viêm có kích thước lớn, gây cản trở khiến người bệnh không thể ăn uống hay nói chuyện, giao tiếp bình thường. Phương pháp này cũng mang tính tạm thời, loại bỏ một số hạt to, dễ gây kích thích, ngứa họng, sẹo họng, bỏng vùng lưỡi họng,…
Bài thuốc Đông y sát khuẩn họng, tăng sức đề kháng hệ hô hấp
Cùng với các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, phương pháp điều trị công nghệ cao, các bài thuốc Đông y cũng góp phần tích cực trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện viêm họng hạt.
Bài thuốc Ngân Kiều Tán với các thảo dược (Xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng, kim ngân hoa, liên kiều, cát cánh, cam thảo, bạc hà,…) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tiêu đờm được Đông y dùng chuyên trị các bệnh hô hấp với các triệu chứng ho, đau rát họng, tích tụ nhiệt, nóng sốt, trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển đã được bào chế dưới dạng siro uống, dạng ống là sản phẩm siro Zhealth.
Người bị viêm họng, viêm họng hạt hay các bệnh về đường hô hấp có thể sử dụng siro Zhealth hằng ngày để sát khuẩn họng, tăng khả năng kháng viêm, tăng sức đề kháng phòng và cải thiện tình trạng bệnh, đặc biệt khi thời tiết giao mùa.
Cải thiện viêm họng hạt bằng thực phẩm, người bị viêm họng hạt nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Dinh dưỡng phù hợp cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Việc kết hợp giữa phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.
Người bị viêm họng hạt nên ăn gì?
Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng với đủ 4 nhóm thực phẩm chính: Đạm – Đường – Chất béo – Vitamin & khoáng chất qua những thực phẩm sau.
- Rau xanh: Mồng tơi, rau đay, bắp cải, rau khoai,…: Các loại rau này không chỉ giúp bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương niêm mạc. Rau mềm, có độ nhớt, dễ nhai nuốt, không làm đau hay ảnh hướng đến các vết viêm khi ăn, giảm được các triệu chứng khô, đau rát cổ họng.
- Thực phẩm giàu Protein: Thịt băm, cá hồi, trứng, sữa,…: Có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, nhờ đó cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, cà chua, đu đủ, thịt bò, gan… (giàu vitamin A); Ổi, dâu, cam, việt quất, rau xanh họ nhà cải… (giàu vitamin C); Củ cải, rau cải xanh, khoai môn, quả bơ, kiwi… (giàu vitamin E). Đối với người bị viêm họng hạt, 3 nhóm vitamin này đặc biệt cần thiết. Vitamin C góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus gây bệnh. Vitamin A và E giúp tái tạo và làm lành niêm mạc họng bị tổn thương.
- Thực phẩm kháng viêm: Mật ong, gan bò,…: Mật ong: Chứa các chất kháng viêm, diệt khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn ở vòm họng, đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết viêm loét, tổn thương do bệnh gây ra. Gan bò: Chứa hàm lượng lớn đạm lysine có khả năng kháng lại siêu vi khuẩn và các tác nhân gây nên bệnh viêm họng hạt.
Người bị bệnh viêm họng hạt kiêng ăn gì?
Các thực phẩm cay nóng, đông lạnh hay chứa arginine sẽ khiến viêm họng hạt trở nên trầm trọng hơn.
- Thực phẩm khô cứng: Bánh đa, cu đơ, hạt hướng dương,…: Hạn chế sử dụng các thực phẩm khô cứng, có góc cạnh, có thể khiến vùng họng bị tổn thương khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chua cay: Như ớt, tiêu, tương, đồi muối chua, ủ chua,…: Theo quan điểm của đông y, bệnh viêm họng hạt là do hỏa nhiệt tích tụ lâu ngày. Thực phẩm chua cay lại chính là yếu tố khiến cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc. Đồ ăn chua cay cũng sẽ làm kích thích niêm mạc họng làm dạ dày bị tổn thương, gan, thận khó thải độc khiến cơ thể suy yếu hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ chiên xào, chiên rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật,…: Đồ chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất khác trong cơ thể. Điều này có thể khiến cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết, suy nhược và giảm sức đề kháng.
- Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, đồ ngọt, nước ngọt, nước có gas,…: Ăn quá nhiều đường sẽ cản trở hoạt động của hệ miễn dịch, hạn chế khả năng diệt khuẩn của tế bào bạch cầu, điều này có thể khiến bệnh viêm họng hạt trở nên nặng hơn. Chỉ nên sử dụng những loại đường chuyển hóa từ trái cây hoặc tinh bột tốt.
- Đồ lạnh: Kem, đá, nước lạnh, thực phẩm đông lạnh….: Ăn hoặc uống nước lạnh khiến tình trạng đau, rát khó chịu họng càng nặng hơn. Đồ lạnh còn khiến một lượng lớn vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công cơ thể.
- Thực phẩm chứa arginine: Lúa mì, nho, bơ đậu phộng, quả hạnh nhân, socola…: Arginine là acid amin có trong protein của hầu hết các vi sinh vật, vì vậy có khả năng hỗ trợ virus, vi khuẩn phát triển. Khi các vi sinh vật gây bệnh viêm họng hạt gặp Arginine chúng có thể nhân lên nhanh chóng và khiến cho tình trạng viêm, nhiễm trùng trầm trọng hơn.
- Đồ ăn tái sống: Thịt tái, nem chua, gỏi, nộm,…: Thực phẩm chế biến chưa chín, tái sống chứa rất nhiều vi khuẩn. Với người bị viêm họng hạt, ăn những thực phẩm này sẽ làm gia tăng số lượng vi khuẩn gấp nhiều lần.
Bệnh viêm họng hạt tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng vẫn cần được điều trị sớm, đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm và những hệ lụy với sức khỏe. Kết hợp các phương pháp điều trị cùng bổ sung dinh dưỡng để người bệnh có sức đề kháng tốt nhất sẽ giúp phục hồi nhanh hơn.
Số lượng | Niêm yết | KM giá | Tiết kiệm |
1 | 159.000 | 159.000 | |
2 | 318.000 | 318.000 | |
3 | 477.000 | 437.000 | 40.000 |
6 | 954.000 | 870.000 | 84.000 |
Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.