Cam thảo là một vị dược liệu quen thuộc trong y học và trong đời sống. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc, không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được chế biến thành nhiều dược phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
1. Tổng quan dược liệu Cam thảo
Cam thảo là vị thảo dược quý trong cả Đông y và Tây y
- Tên khoa học: Abrus precatorius
- Họ: Fabaceae/Papilionaceae (Cánh bướm)
- Tên gọi khác: Sinh cam thảo, Cam thảo bắc, Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo, Mỹ thảo, Linh thông, Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo, Điềm căn tử, Điềm thảo,…
- Tính vị: tính bình, vị ngọt, quy vào ba kinh Tâm, Phế, Tỳ Vị.
- Bộ phận dùng: Rễ và thân cây.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây Cam thảo là thực vật thân thảo, sống lâu năm, thân mọc thẳng, chiều cao có thể lên đến 1m. Cành lá như hình lông chim với các lá nhỏ mọc đối xứng nhau. Hoa Cam thảo mọc thành cụm hoặc riêng lẻ ở kẽ lá, có màu tím cho đến màu xanh trắng nhạt.
Quả Cam thảo màu nâu đen ở các kẽ lá, hình thuôn dài từ 2 – 3cm, chứa nhiều hạt nhỏ. Rễ thuộc thân bò, rễ chính nhỏ, có nhiều rễ phụ có màu nâu đỏ nhạt. Rễ Cam thảo là phần được sử dụng là dược liệu, thực phẩm, có vị ngọt, hương thơm đặc trưng.
Cây cam thảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi được trồng ở các thung lũng sâu có độ thoát nước tốt và có nhiều ánh sáng. Cam thảo được thu hoạch vào mùa thu, sau 2 – 3 năm khi gieo trồng.
Cây Cam thảo có hoa màu tím nhạt đến trắng, lá như hình lông chim mọc ở nhiều nơi như cây cỏ hoang
Phân bố
Cây cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nước Âu Á ôn đới như: Nga, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan… sau đó di thực sang nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tại Việt Nam, Cam thảo được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đã từng được quy hoạch vùng trồng thử nghiệm tại Văn Điển, Tam Đảo, Sapa, Hải Hưng.
Thu hoạch và sơ chế
Rễ và thân Cam thảo là bộ phận được dùng làm dược liệu. Cam thảo thường được thu hái vào hai mùa xuân hạ và mùa thu (khoảng tháng 2 đến tháng 8). Đây là thời gian Cam thảo đạt được độ sinh trưởng tốt, chưa nhiều dưỡng chất nhất. Vào mùa đông cây sẽ lụi tàn và kém phát triển hơn.
Cam thảo có thể chế biến thành nhiều dạng khác nhau để bảo quản và sử dụng
Sau khi thu hái, Cam thảo được sơ chế theo các cách dưới đây:
- Phơi hoặc sấy khô: Thân và rễ rửa sạch, thái thành lát mỏng dày 1 – 2mm và phơi nắng tới khi khô hoàn toàn hoặc ở nhiệt độ 70 – 80 độ C.
- Tán bột: Cam thảo thu hoạch xong cạo vỏ, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng. Phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn.
- Tẩm mật: Sau khi phơi sấy khô mang dược liệu tẩm với mật theo tỷ lệ 1kg : 200ml mật : 200ml nước. Mật và nước đun sôi rồi đổ vào cùng dược liệu, sao đều tay đến khi khô hoàn toàn.
Bảo quản: Sau khi sơ chế bảo quản túi nilon hoặc lọ kín, tránh không khí lọt vào. Để nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc, côn trùng.
2. Thành phần hoạt chất của Cam thảo
Cam thảo là thảo dược quý chứa nhiều thành phần, hoạt chất tốt cho sức khỏe như: đường (glucose, sacarose) khoảng 4-6%, tinh bột 25-30%, asparagin 2-4%, Vitamin C, chất nhựa 5% và một ít tinh dầu, chất flavonoid 1%, đặc biệt hoạt chất chính glyxyridin (glycyrrhizin) có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc có tỉ lệ 6-14%, có khi tới 23%.
Tuy nhiên, hạt Cam thảo dây chứa một chất protid độc gọi là abrin protid độc gọi là abrin. Nghiên cứu khi nhỏ vài giọt dung dịch abrin vào kết mạc mắt cho thấy tác động gây phù kết mạc và gây hại tới giác mạc vĩnh viễn. Do vậy, khi dùng hạt cam thảo cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra, trong hạt còn chứa nhóm hợp chất lectin (abrin) làm ức chế quá trình tổng hợp protein, gây chết tế bào.
3. Tác dụng của Cam thảo
Theo các nghiên cứu lâm sàng, Cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau, đặc biệt các hoạt chất có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, được cả Đông y và Tây y sử dụng trong việc điều trị.
Tác dụng của Cam thảo được cả Đông y và Tây y nghiên cứu và chứng minh
Tác dụng Cam thảo theo Đông y
Dược lý Đông y cho rằng Cam thảo là dược liệu có vị ngọt, tính bình, được quy vào ba kinh chủ yếu là Tâm, Phế, Tỳ Vị. Vì vậy, dược liệu này có tác dụng như:
- Thanh nhiệt, giải độc, bổ gân cốt, tăng cường nội lực, chống suy nhược, mệt mỏi
- Hạ nhiệt, giảm cơn khát, bổ khí huyết, làm thông kinh mạch.
- Giảm sưng, giảm đau
- Ích tinh, nhuận phổi, an thần, lợi bách mạch
Tác dụng Cam thảo theo y học hiện đại
Rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tác dụng của cam thảo đối với cơ thể. Nhờ các hoạt chất quan trọng như chất chống oxy hóa Glabridin, Glabra, các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn Glycyrrhiza glabra, Glycyrrhizin, Staphylococcus aureus…. Cam thảo mang đến nhiều công dụng, tham gia vào việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Glycyrrhizin của Cam thảo có thể làm giảm mạnh các độc tố của bạch hầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng, độc tố uốn ván…
- Tác dụng với hệ hô hấp: Làm giảm sưng đau, làm long đờm, giảm ho, thường được dùng phối hợp trong các bài thuốc trị ho.
- Tác dụng với hệ tiêu hóa: Kiện tỳ vị, giải co thắt cơ trơn ống tiêu hóa nên còn được ứng dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, Cam thảo còn được dùng để chữa loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamine; chữa chứng táo bón; trị các vết loét, tổn thương trong niêm mạc dạ dày tương tự cortisol.
- Tác dụng với gan: Điều trị viêm gan mạn tính và tăng bài tiết mật; chống viêm gan và bảo vệ gan.
- Tác dụng với thận: Giúp lợi tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu không thông.
- Dùng điều trị bệnh Addison (Chứng suy tuyến thượng thận, do không đủ hormone steroid cortisol): Cam thảo được dùng tương tự cortisol, để bổ sung thay thế cortisol trong quá trình điều trị.
- Tác dụng khác của Cam thảo: Chống oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, hạ đường huyết, phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Xem thêm:
4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cam thảo
Cam thảo được phối hợp và sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y đến ngày nay vẫn được y học đánh giá cao, mang lại hiệu quả và an toàn cho người bệnh khi sử dụng đúng liều lượng.
Chữa viêm họng, ho có đờm với Cam thảo:
- Bài thuốc: Cam thảo nam, vỏ rễ cây dâu (mỗi loại 15g), lá bồng bồng hay lá bàng biển (10g),
- Cách dùng: Dược liệu đem rửa, sắc uống ngày một thang, uống đến khi ho giảm hoặc khỏi.
Chữa viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ với Cam thảo:
- Bài thuốc: Cam thảo nam, lá mơ lông (mỗi loại 15g), cỏ seo gà (20g).
- Cách dùng: Đem dược liệu sửa sạch, sắc nước uống ngày một thang.
Chữa tiểu tiện không thông, tiểu buốt, tiểu dắt với Cam thảo:
- Bài thuốc: Cam thảo nam (15g), hạt mã đề, râu ngô (mỗi loại 12g).
- Cách dùng: Đem dược liệu rửa sạch, sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm da, lở ngứa, mụn ngọt, eczema với Cam thảo:
- Bài thuốc: Cam thảo nam, kim ngân hoa, sài đất (mỗi vị 20g)
- Cách dùng: Đem các dược liệu rửa sạch, sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc hỗ trợ trị ung thư sinh phù thũng:
- Bài thuốc: Cam thảo nam 50g, xích tiểu đậu 30g, long quỳ 30g, đại táo 10g.
- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc hỗ trợ trị ung thư phổi, ho hen, tiểu tiện sẻn:
- Bài thuốc: Cam thảo nam 60g.
- Cách dùng: Đem dược liệu đã sơ chế, sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường:
- Bài thuốc: Cam thảo nam 10g, diệp hạ châu 10g.
- Cách dùng: Đem các dược liệu rửa sạch, sắc uống ngày một thang.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Cam thảo
Cam thảo có tác dụng gần như cortisol, một hormon steroid được sản xuất ở vỏ tuyến thượng thận. Cortisol mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như tổng hợp glucose, tăng chuyển hóa axit amin để cơ thể sử dụng và chữa lành tế bào, kiểm soát cân bằng muối và nước, giúp cân bằng huyết áp, chống lại sự căng thẳng, chống lại phản ứng viêm,…
Tuy nhiên khi cơ thể thừa Cortisol lại gây ra các phản ứng ngược, sự tăng tích nước và muối trong cơ thể gây phù, tăng cân nhanh chủ yếu ở mặt, ngực và bụng, sau đó đến toàn thân, mặt hay đỏ ửng và tròn. Nhiều trường hợp đau đầu, lao động chân tay thấy khó thở, đau ở phía trên bụng. Làn da thay đổi, rạn da, sạm da, tâm trạng lo lắng, hay cáu kỉnh,… Khi sử dụng Cam thảo cần phải thận trọng khi có các biểu hiện này.
Ngoài ra, Cam thảo được cho là gây kích thích tử cung trong thời kì mang thai nên có thể gây sẩy thai. Phụ nữ trong thời kì mang thai không dùng cam thảo.
Có thể thấy, Cam thảo là vị thước mang nhiều tác dụng tốt với cơ thể nhưng cũng cần thận trọng khi sử dụng. Bên cạnh các bài thuốc Đông y, hiện nay người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm dược phẩm, bài thuốc từ cam thảo được bào chế sẵn từ các đơn vị uy tín. Tuy nhiên, nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, các thầy thuốc, dược sĩ theo đúng tiêu chuẩn, liều lượng.
Số lượng | Niêm yết | KM giá | Tiết kiệm |
1 | 159.000 | 159.000 | |
2 | 318.000 | 318.000 | |
3 | 477.000 | 437.000 | 40.000 |
6 | 954.000 | 870.000 | 84.000 |
Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.