COPD là bệnh lý hô hấp tiến triển, tức là bệnh sẽ xu hướng trở nặng nếu không có cách kiểm soát phù hợp. Những cơn đợt cấp trở thành nỗi ám ảnh khiến người bệnh nhụt đi ý chí chiến thắng bệnh tật. Hãy động viên bản thân giữ vững tinh thần lạc quan dù có đang sống chung với căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 hay 4.
Phân cấp giai đoạn của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (gọi tắt là COPD) là bệnh hô hấp lọt vào top những bệnh mang tỷ lệ tử vọng toàn cầu cao. Hiểu về bệnh lý COPD, nhiều người bệnh luôn cảm thấy mình là gánh nặng kinh tế của gia đình, luôn mang ưu phiền tự hỏi rằng “mình sống được bao lâu nữa?”. Tuy nhiên, để tiên lượng khoảng thời sống bác sĩ chuyên môn cần đánh giá mức độ bệnh theo từng giai đoạn.
Dựa trên chỉ số đo chức năng hô hấp – thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) của Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD), bệnh được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng như sau:
- Giai đoạn 1: Giá trị FEV1 ≥ 80%, ít triệu chứng khó nhận biết như ho, có đờm tần suất ít trong ngày
- Giai đoạn 2: Giá trị FEV1 nằm trong khoảng 50–79%, đờm xuất hiện nhiều vào buổi sáng, khó thở và bắt đầu có đợt cấp nhưng không rõ
- Giai đoạn 3: Giá trị FEV1 nằm từ 30 – 49%, phổi hình thùng bắt đầu xuất hiện, khó thở – đợt cấp kéo dài, tần suất nhiều
- Giai đoạn 4: Giá trị FEV1 < 30%, nhiều triệu chứng rõ ràng, đây là tình trạng bệnh nặng cuối cùng.
Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 1 và 2, tuổi thọ người bệnh gần như bị ảnh hưởng thấp bởi bệnh. Nếu phát hiện bệnh và can thiệp điều trị sớm, người bệnh gần như không bị giảm thời gian sống. Đặc biệt những người hút thuốc lá, hay tiếp xúc khói bụi, hóa chất cần đi khám định kỳ thường xuyên, điều này giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bạn.
Tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, luồng khí vào ra trong phổi vận hành ngày càng thu nhỏ, hạn chế. Tình trạng khó thở xuất hiện nhiều hơn, chỉ cần hoạt động cũng khò khè là điều dễ hiểu. Các cơn đợt cấp diễn ra kéo dài khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng. Cộng thêm tinh thần không vững làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sút trầm trọng.
Theo nghiên cứu năm 2009, nam bệnh nhân 65 tuổi vẫn còn hút thuốc lá khi mắc COPD giai đoạn 3 có thể mất đến 5,8 năm tuổi thọ. Vì thế, phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, người bệnh cần theo dõi kỹ các triệu chứng, biểu hiện phổi chia sẻ chi tiết với bác sĩ. Để từ đó, phác đồ điều trị được thiết lập phù hợp và có những đánh giá hiệu quả thuốc sát nhất.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 sống được bao lâu?
Giai đoạn 4 chính là giai đoạn cuối, tình trạng triệu chứng rất nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hầu như, các tổn thương phổi không có dấu hiệu phục hồi, khả năng cung cấp oxy rất thấp. Dẫn đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, động mạch phổi,… bị ảnh hưởng theo. Nhiều biến chứng nặng nề xuất hiện, thậm chí đe dọa đến mạng sống của người bệnh. Đợt cấp nghiêm trọng diễn ra khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải nhập viện cấp cứu.
Tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân COPD giai đoạn 4 thường rất ngắn. Khi người bệnh được đưa vào phòng hồi sức cấp cứu, ước tính tỷ lệ tử vong là khoảng 24%. Đối với bệnh nhân trên 65 tuổi, con số thể hiện tỷ lệ tử vong có thể tăng gấp đôi, tức là khoảng 48%.
Thuốc Nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được không?
Các bệnh lý có gán từ “mạn tính” có nghĩa là không thể điều trị khỏi hoàn toàn dù dùng thuốc Tây, thuốc Nam,… Tuy nhiên, nếu hợp phương pháp điều trị thì người bệnh có thể sống chung với COPD, kiểm soát đợt cấp dễ dàng. Các dược liệu thuốc Nam có cơ chế dược lý, công dụng tương tự với thuốc Tây y, khác ở điểm thời gian hiệu lực có phần chậm hơn. Cái hay ở các bài thuốc Nam là các hoạt chất trong các dược liệu bổ trợ lẫn nhau, giúp tình trạng bệnh nói riêng và cơ thể nói chung được phục hồi song song.
Thuốc nam là một trong những phương pháp giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng như ho, có đờm, khó thở, tiêu thũng. Cụ thể là:
– Dược liệu giúp giảm ho: Cam thảo, bạc hà, tang bạch bì, tiên hồ
– Dược liệu giúp long đờm: Liên kiều, cát cánh, ngưu hoàng, bán hạ
– Dược liệu giãn phế quản: Tỏi đen, đạm trúc diệp, kinh giới tuệ, ma hoàng
– Dược liệu hỗ trợ tiêu thũng: Đạm đậu xị, ngưu bàng tử
– Dược liệu giúp kháng khuẩn, chống viêm: Thanh hao hoa vàng, kim ngân hoa, xuyên tâm liên
Đối với bệnh nhân không tiếp nhận được với kháng sinh hoặc tác dụng thấp với thuốc Tây, dùng thuốc Nam chữa COPD là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Điều lưu ý quan trọng khi dùng phương pháp này là phải cẩn thận trong liều lượng thang thuốc đem đi đun, thời gian sắc để thu được bát thuốc phù hợp. Kết hợp với bài thuốc Y học cổ truyền Ngân Kiều Tán, Zhealth được coi là tân dược hội tụ gần như đầy đủ các dược liệu kể trên. Siro Zhealth có tỷ lệ bào chế dựa theo nguyên tắc nghiêm ngặt, đây cũng là thành phẩm cho sự dày công nghiên cứu nhiều năm của bác sĩ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện y học Bản địa).
Theo số liệu thống kê nội bộ, 90 % Bệnh nhân COPD sử dụng 3 – 4 ống Zhealth mỗi ngày trong thời gian từ 10 ngày trở đi đều có sự phục hồi tích cực: đờm, cơn ho giảm dần rõ rệt, lồng ngực không còn đau tức nhiều, việc thở ra hít vào suôn sẻ,… Sử dụng Zhealth cùng các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc đặc trị, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng,… mang đến hiệu quả cải thiện COPD tối ưu hơn. Gửi đến độc giả những thông tin sức khỏe hữu ích về bệnh viêm phổi mạn tính, Zhealth mong rằng là người bạn đồng hành với người bệnh, giúp kiểm soát tốt tình trạng COPD.
Số lượng | Niêm yết | KM giá | Tiết kiệm |
1 | 159.000 | 159.000 | |
2 | 318.000 | 318.000 | |
3 | 477.000 | 437.000 | 40.000 |
6 | 954.000 | 870.000 | 84.000 |
Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.