Bạc hà có tác dụng gì? Tác dụng dược lý và các bài thuốc từ bạc hà 

bac-ha-6

Bạc hà không chỉ là một loại rau, gia vị quen thuộc mà còn là dược liệu mang đến nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị các bệnh về hô hấp, viêm da, làm đẹp,… Tác dụng dược lý của Bạc hà đã được cả Đông y và Tây y công nhận và ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh, sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Tổng quan về cây dược liệu Bạc hà 

bac-ha-1
Bạc hà là cây thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe
  • Tên khoa học: Mentha arvensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu),
  • Thuộc Họ: Bạc hà (Lamiaceae) 
  • Tên gọi khác: Bạc hà nam, nạt nặm, liên tiền thảo, thạch bạc hà,…
  • Tính vị, quy kinh: vị cay, tính ấm. Vào các kinh phế, can.
  • Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá

1. Đặc điểm sinh trưởng 

Bạc hà là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân mềm, chia đốt, màu nâu tím hoặc xanh xám. Thân có loại thân ngầm ngang rễ mọc lan, có loại thân đứng mang lá cao 30-40cm. 

Lá Bạc hà mọc đối xứng hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn, mép lá có khía răng. Hoa Bạc hà nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc thành cụm ở kẽ lá. Đài hoa hình chuông có 5 răng đều nhau, tràng có ống ngắn. Quả bế có 4 hạt. Mùa hoa quả từ tháng 7 đến 10.

 

Thân, cành, lá có lông nhỏ gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát. 

Cây sinh trưởng tốt trên đất xốp, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ ẩm. Trồng vào 2 mùa xuân (tháng 2-3) và mùa thu (tháng 8-9) là tốt nhất, mùa xuân có thể cho năng suất cao hơn. Trồng bằng hạt hoặc thân cây giống cắt đoạn. 

2. Phân bố

  • Thế giới: Bạc hà là cây của vùng Âu Á ôn đới, phân bố nhiều ở vùng ôn đới ẩm châu Âu và cận nhiệt đới châu Á. 
  • Việt Nam: Ở nước ta cây mọc tự nhiên, hoang dã ở vùng núi cao 1300-1600m, nơi có khí hậu ẩm mát như SaPa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mù Cang Chải (Yên Bái), Mường Lống (Nghệ An). 

3. Thu hái, chế biến

Bạc hà thường được thu hái vào khoảng tháng 5 – 8 – 11 hàng năm. Thu hoạch khi cây mới ra hoa, sau đó rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô. Có hai cách phơi râm: 

bac-ha-2
Bạc hà là cây thân thảo, nhỏ, sống quanh năm, sinh trưởng tốt ở vùng ôn đới ẩm
  • Bạc hà khô tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm thì cắt đoạn phơi trong râm cho khô để dùng dần (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Bạc hà tươi rửa qua, để ráo nước, cắt đoạn 2cm, phơi trong râm cho khô (theo Dược Liệu Việt Nam).

4. Một số loại Bạc hà 

Bạc hà có đến hơn 20 loại, giống khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ phổ biến một vài loại. 

  • Bạc hà Âu (Mentha-piperrita): Loại Bạc hà này cho nhiều tinh dầu với mùi hương cổ điển, là loại phổ biến và được ưa chuộng nhất, thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như ho, cảm cúm, dùng làm sinh tố, singgum, trà…
  • Bạc hà mèo (Nepeta cataria): Hương thơm của loại hoa cỏ này đặc biệt thu hút loài mèo nên còn gọi là Bạc hà mèo. Bạc hà mèo có tác dụng chữa chứng đau nửa đầu, bồn chồn, cảm lạnh, đau bụng kinh, các vấn đề tiêu hóa, hen suyễn và cảm cúm, giúp thư giãn, an thần, trị khó ngủ, mất ngủ,…
  • Bạc hà táo (Apple mint hay Mentha suaveolens): Đây là loại bạc hà có lá hình trứng, có lông mềm mại, cho tinh dầu có hương thơm của táo, cũng là loại bạc hà được ưa chuộng nhiều nhất nhờ mùi hương dễ chịu.
  • Bạc hà sô-cô-la (Chocolate mint hay Mentha x piperita): là loại bạc hà có lá hình trứng, mùi hương tinh dầu dễ chịu nhất, thơm mùi Singum Doublemint, thích hợp cho việc làm bánh, làm sinh tố, pha trà. 
  • Bạc hà Mentha longifolia: Là loại có lá màu xanh đậm, thuôn dài, có răng cưa phủ lông màu bạc. Đây là loại bạc hà được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, mùi hương the mát, tinh tế, dễ chịu, được sử dụng bào chế thuốc, gia vị,… 

Thành phần hoạt chất trong Bạc hà 

bac-ha-3
Bạc hà chứa thành phần hoạt chất mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Thành phần chính của Bạc hà là tinh dầu, trong đó hoạt chất chủ yếu là menthol và menthone, cùng với camphen và limonen. 

Dược điển Việt Nam quy định tinh dầu Bạc hà đạt chuẩn làm dược liệu phải chứa ít nhất 68% menthol toàn phần và 3-9% menthol este hóa. 

banner zhealth phòng chống cúm A

Tác dụng dược lý của Bạc hà

Bạc hà không chỉ là vị thuốc trong y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại nghiên cứu và công nhận với nhiều tác dụng dược lý khác nhau, mang lại lợi ích cho sức khỏe mọi người. 

bac-ha-4
Tác dụng dược lý của Bạc hà được cả y học cổ truyền và hiện đại công nhận

Tác dụng kháng khuẩn: Bạc hà có thể ức chế virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học). 

Trong thí nghiệm In Vitro cho thấy, Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn đối với các chủng như: Vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Giảm cơn đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol tạo cảm giác mát và tê tại chỗ, nhờ đó làm giảm cơn đau hiệu quả, thường dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tính sát khuẩn: Bạc hà có tác dụng sát khuẩn trong một số trường hợp một số bệnh ngứa ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng do vi khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Làm hạ nhiệt: Sử dụng Bạc hà hoặc chiết xuất Menthol từ Bạc hà có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi và làm hạ nhiệt độ cơ thể (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). 

Tác dụng với đường ruột: Bạc hà có tác dụng gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường lên ruột, giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Tinh chất Menthol và Menthone cũng làm ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống và làm giãn mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Bài thuốc trị bệnh từ Bạc hà 

Y học cổ truyền và dân gian có nhiều bài thuốc trị bệnh từ Bạc hà. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến với Bạc hà vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. 

bac-ha-5
Bạc hà được ứng dụng là dược liệu trong nhiều bài thuốc trị ho, sốt, đau đầu, tiêu hóa,…

Bài thuốc từ Bạc hà trị  cảm giai đoạn đầu

  • Bài thuốc (Thanh Giải Thang – Trung dược học) gồm các vị: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g. 
  • Cách dùng: Sắc uống , ngày 1 thang. 

Bài thuốc từ Bạc hà trị sốt cao, mồ hôi không ra được

  • Bài thuốc (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) gồm các vị: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g. 
  • Cách dùng: Đem dược liệu tán thành bột, uống ngày 3 lần, mỗi lần 2-4g với nước nóng.

Bài thuốc trị chứng sa trực tràng với Bạc hà

  • Bài thuốc với các vị: Bạc hà 20g, cam thảo 10g, cốt toái bổ 20g, kim anh rễ 30g. 
  • Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu nóng lúc đói. 

Bài thuốc từ Bạc hà trị đau đầu, mắt đau do phong nhiệt

  • Bài thuốc (theo Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương) gồm các vị: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. 
  • Cách dùng: Dược liệu đem sắc nước uống. 

Bài thuốc từ Bạc hà trị đầu váng, mắt hoa, chóng mặt, nghẹt mũi

  • Bài thuốc gồm các vị: Cam thảo sao, bạc hà 200g, tô diệp 400g, kinh giới tuệ 150g, qua lâu căn 44g, sa nhân 12g. 
  • Cách dùng: Dược liệu đem tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước ấm, dùng 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc từ Bạc hà chữa phong nhiệt nổi mụn, răng lợi sưng đau

  • Bài thuốc gồm các vị: Ngưu bàng tử, bạc hà, kinh giới tử, liên kiều (mỗi vị 12g), Sơn chi tử, Đơn bì, Thạch hộc, Huyền sâm, Hạ khô thảo (mỗi vị 14g)
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia uống 3 lần.

Bài thuốc từ Bạc hà trị say nắng

  • Bài thuốc gồm các vị: Bạc hà 20g, bạch phụ tử 8g, cam thảo 4g, cương tàm 40g, khương hoạt 4g, ma hoàng 4g, thiên cúc hoàng 10g. 
  • Cách dùng: Sắc uống lúc nguội.

Bài thuốc từ Bạc hà cho trẻ nhỏ bị ngứa, mề đay, ban sởi

  • Bài thuốc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) với các vị: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Sắc nước uống cho ban sởi mọc ra.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc chứa Bạc hà và hoạt chất từ Bạc hà 

  • Bạc hà có tác dụng ức chế hô hấp và tuần hoàn, đối với trẻ nhỏ, sử dụng tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi, cổ họng có thể dẫn tới ngừng thở, tim ngừng đập. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. 
  • Khi sử dụng Bạc hà có thể có tác dụng phụ như: Dị ứng, nổi ban, hạ đường huyết, ợ nóng,…
  • Không nên sử dụng tinh dầu Bạc hà để bôi trự tiếp lên vết thương hở, vùng da nhạy cảm, vùng mắt. 
  • Sử dụng Bạc hà thường xuyên, lâu ngày với liều lượng cáo có thể dẫn đến sốt, lạnh người, thân nhiệt thấp, ho, đổ mồ hôi. 
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, táo bón, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, không nên sử dụng Bạc hà hoặc cần sử dụng theo ý kiến của bác sĩ. 

Bạc hà hiện nay được sử dụng trong nhiều chế phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với công thức, liều lượng được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, như Siro Zhealth với 13 loại thảo dược hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, cũng có sự góp mặt của Bạc hà. Người dùng có thể lựa chọn các sản phẩm đã được nghiên cứu, công bố và kiểm chứng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tránh việc sử dụng quá liều, sử dụng sai cách, sai mục đích gây ra việc phản tác dụng.

Giá niêm yết: 159.000đ/hộp
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI:
Áp dụng đến 11/7/2024
 
Số lượng Niêm yết KM giá Tiết kiệm
1 159.000 159.000  
2 318.000 318.000  
3 477.000 437.000 40.000
6 954.000 870.000 84.000

Lưu ý: Giảm thêm 15k nếu chuyển khoản thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng. Ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng đặt mua tại đây.



[dynamictext your-url "CF7_URL"]

Tư vấn cảm cúm 24/7 AZ
1
Chuyên gia tư vấn?